Ốm nghén là biểu hiện rất bình thường của mẹ đang mang thai. Với các biểu hiện buồn nôn hay kén ăn mẹ thường băn khoăn không biết các bé có được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng để phát triển không. Để mẹ yên tâm hơn, bài viết sau đây Lily & WeCaresẽ cung cấp thêm thông tin cho mẹ, giúp mẹ hiểu hơn về các biểu hiện của ốm nghén trong thai kỳ.
1. Khi nào bắt đầu ốm nghén
Hiện tượng ốm nghén có thể xuất hiện từ rất sớm, ngay trước khi mẹ có các triệu chứng khác như là ngừng kinh nguyệt, mệt mỏi hoặc thay đổi khẩu vị. Đối với một số mẹ ngay từ tuần thứ 4 của thai kỳ cho đến tuần thứ 6, cơ thể mẹ đã bị các cơn ốm nghén hành hạ và không thể dự đoán trước cơn ốm nghén sẽ kéo dài bao lâu, có những cơn nghén sẽ kéo dài đến hết cả thai kỳ. Tuy nhiên, may mắn là trường hợp những cơn ốm nghén bắt đầu sớm và kéo dài như vậy chỉ có thể xuất hiện ở số ít các bà mẹ còn hầu hết, giai đoạn ốm nghén thật sự ở các mẹ chỉ bắt đầu từ tuần thứ 8 và kết thúc vào khoảng tuần thứ 12 của thai kỳ.
2. Tại sao bà bầu lại ốm nghén?
Mặc dù có nhiều nghiên cứu về hiện tượng này nhưng các nhà khoa học vẫn chưa tìm ra lý do thực sự. Tuy nhiên cũng có một số khả năng như:
– Nồng độ nội tiết tố tăng cao trong 3 tháng đầu của thai kỳ. Trong đó có progesterone làm giãn nhanh các cơ của hệ tiêu hóa dẫn đến thức ăn có trong dạ dày bị đẩy lên thực quản tạo ra cảm giác buồn nôn. Chất này còn làm thức ăn trong dạ dày tiêu hóa chậm hơn bình thường, gây ra chứng khó tiêu.
– Do thói quen ăn uống thất thường của mẹ và lượng đường trong máu thấp.
– Do hệ thần kinh của một số mẹ bầu trong giai đoạn đầu khá nhạy cảm đối với các loại thực phẩm mùi vị gây ra cảm giác buồn nôn.
– Do yếu tố di truyền.>>> Xem thêm: Tại sao tôi không bị ốm nghén?
3. Biểu hiện của ốm nghén
Một số nghiên cứu gần đây cho thấy rằng việc mẹ ốm nghén là biểu hiện cho thấy thai nhi đang phát triển rất khỏe mạnh và bé đang tự mình lấy những dưỡng chất bé cần cho mình. Tuy nhiên, gia đình đặc biệt là các ông bố, cần phải nắm được các triệu chứng để chăm sóc mẹ tốt hơn. Các triệu chứng ốm nghén phổ biến bao gồm có:
- Buồn nôn
- Hay nôn
- Khó chịu
- Mệt mỏi
- Không ăn uống được
Khi bị ốm nghén nặng, các triệu chứng này có thể trầm trọng hơn như:
- Nôn liên tục, nôn khó có thể kiểm soát
- Đau đầu, chóng mặt
- Không ăn uống trong thời gian dài
- Mất nước, sụt cân
- Có nhiều trường hợp, các mẹ chỉ có thể nằm ở trên giường, không đủ sức đi lại
- Khác với các triệu chứng ốm nghén bình thường chỉ thỉnh thoảng trong ngày, ốm nghén nặng có thể xảy ra cả ngày lẫn đêm.
Liệu stress có làm giảm khả năng mang thai?
Những thực phẩm có lợi và giúp tăng khả năng mang thai
Phụ nữ mang thai và tầm quan trọng của axit folic
Tư thế nằm của mẹ bầu ảnh hưởng lớn đến thai nhi
Top những loại hạt dinh dưỡng dành cho bà bầu
Mặc dù khi bị nghén, mẹ bầu thường phải hạn chế ăn nhiều loại thực phẩm nhưng cũng vì vậy mà các mẹ có thể tránh được các nguy cơ truyền bệnh cho bé qua đường thức ăn. Bên cạnh đó, các bà bầu khi bị ốm nghén thường ít bị sẩy thai hơn so với các bà bầu khác. Bởi lượng nội tiết tố trong cơ thể mẹ tăng cao trong giai đoạn đầu của thai kỳ được cho là có thể bảo vệ thai nhi khi đang còn non nớt tốt hơn.
Trên đây là một vài thông tin về ốm nghén, biểu hiện của ốm nghén và cả thời gian cụ thể mà mẹ có thể bị ốm nghén trong thai kỳ. Hi vọng qua bài viết này, bạn đọc đã có thêm thông tin cho mình từ đó có chế độ chăm sóc sức khỏe tốt hơn.>>> Xem thêm: Ốm nghén nặng khiến mẹ bầu giảm cân phải làm sao?
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!