Bố mẹ đơn thân giáo dục con tốt hơn

Làm mẹ - 05/06/2024

Một gia đình 'đạt chuẩn' không nhất thiết phải đầy đủ cả cha lẫn mẹ, điều quan trọng là chất lượng giáo dục mà đứa bé tiếp nhận.

Ngày nay, những định kiến bất công về bố/mẹ đơn thân vẫn âm thầm tồn tại như một nghịch lí. Nhiều người cho rằng, bố/mẹ đơn thân đã từng có cuộc sống gia đình tan vỡ sẽ không thể nuôi dạy trẻ em như gia đình ‘truyền thống’, đặc biệt khi trẻ ở lứa tuổi vị thành niên, khoảng thời gian các em có những biến đổi căn bản trong tâm sinh lí.

Nếu các ông bố, bà mẹ đơn thân bị quy chụp bởi những định kiến phổ biến trên, họ có thể nghi ngờ khả năng nuôi con của bản thân và phần nào đó mất dần sự tự tin vốn có. Điều này thật bất công bởi trên thực tế, họ hoàn thành trách nhiệm giáo dục con trẻ rất hoàn hảo.

Một gia đình ‘đạt chuẩn’ không nhất thiết phải đầy đủ cả cha lẫn mẹ, điều quan trọng nằm ở chất lượng giáo dục mà đứa bé tiếp nhận. Mái ấm được coi là ‘đổ vỡ’ khi và chỉ khi mối tương tác giữa các thành viên phân mảnh, chẳng hạn: người ta không còn tiếp xúc với nhau, cư xử thiếu sự ân cần yêu thương hay có xung đột giữa các thành viên.

Điều không thể phủ nhận là cha/mẹ đơn thân không có ‘nửa kia’ để cùng chia sẻ việc chăm sóc con cái, hàng ngày phải đảm đương toàn bộ trách nhiệm gia đình. Mặt khác, những thử thách này phần nào đó chính là động lực làm họ mạnh mẽ hơn, từ đó nâng cao tính nhận thức sâu thẳm bên trong tiềm thức của người vừa làm cha vừa làm mẹ. 

Bố mẹ đơn thân giáo dục con tốt hơn

Ảnh minh họa

Sau đây là những đặc điểm khu biệt ở hầu hết bố/mẹ đơn thân.

1. Tính cam kết cao

Thực hiện trách nhiệm đối với gia đình rất nghiêm túc, những vị phụ huynh này thể hiện tình yêu thương bằng hành động cụ thể, hy sinh cho con cái nhiều hơn bởi họ phải đóng vai trò của cả bố lẫn mẹ.

Theo số liệu từ cuộc điều tra dân số năm 2011 ở Mỹ, có đến 85% phụ nữ đơn thân nuôi con dưới 18 tuổi, và có lẽ đây cũng là lí do vì sao hầu hết các mẹ đơn thân thường có tính cam kết cao hơn. Hiểu một cách đơn giản, họ coi con cái là ưu tiên hàng đầu.

2. Khả năng truyền đạt rõ ràng

Do hoàn cảnh nuôi con một mình, họ có quá nhiều thứ để chia sẻ trong khi hạn chế về quỹ thời gian khiến cha/mẹ đơn thân khi gặp một vấn đề khó khăn hay giải quyết tranh cãi, họ không ngại nhìn thẳng vào điểm mấu chốt để tìm ra phương hướng xử lí khôn ngoan nhất.

3. Quyết đoán

Chúng ta phải thừa nhận rằng, việc giáo dục con cái đôi khi phải ngăn cản sở thích của chúng. Cha/mẹ đơn thân thường rất giỏi tạo ra những điều luật ‘chẳng giống ai’ để lũ trẻ nghe răm rắp.

4. Khả năng tổ chức tốt

Cũng bởi vì có quá nhiều thứ để làm trong điều kiện chỉ có 1 người, bố/mẹ đơn thân tạo nên một gia đình vô cùng hiệu quả mới có thể điều tiết được ngần ấy trách nhiệm.

5. Đa năng

Nuôi dạy con một mình đồng nghĩa với việc ‘phân thân’ trách nhiệm, không chỉ là làm công việc nhà mà còn phải vượt qua giới hạn về giới tính, một điều không phải bản năng sẵn có.

6. Tính xã hội cao

Nuôi con đơn thân không có nghĩa là làm tất cả mọi thứ một mình. Họ sẵn sàng thừa nhận những hạn chế của bản thân cũng như trợ giúp từ những người khác, một điều nhiều cặp đôi bình thường không dám hé lộ cho người ngoài biết những vấn đề bất thường nảy sinh trong nội bộ gia đình.

Bố mẹ đơn thân giáo dục con tốt hơn

Ảnh minh họa

7. Ưu tiên rõ ràng

Hiểu rõ hoàn cảnh nuôi con phụ thuộc chủ yếu vào bản thân nên họ sắp xếp thứ tự ưu tiên như sau: cha/mẹ, gia đình, và con cái. Điều này không có nghĩa là họ không ưu tiên con mình trước, chỉ là họ thấu hiểu hạnh phúc cũng như sự yên bình êm ấm của con phụ thuộc vào khả năng của chính họ. Vì lợi ích của con nên phải chăm lo cho bản thân đầu tiên.

8. Người lưu giữ giá trị gia đình

Vì không có sự hiện diện của bạn đời trong gia đình, mối quan tâm của họ chỉ là con cái, vào mối quan hệ giữa bố/mẹ và con, vào những giá trị tốt đẹp giúp gia đình ấy bền vững.

9. Giỏi kiếm tiền

Đối với hầu hết phụ huynh đơn thân, kiếm tiền giống như một việc làm cần thiết, tối quan trọng để duy trì gia đình. Đứa trẻ được dạy ngay từ nhỏ là không được lãng phí bất cứ thứ gì, và rõ ràng, khi trưởng thành bọn trẻ được thừa hưởng những kĩ năng ưu việt từ cha/mẹ.

10. Định hướng cho con đúng đắn

Để nâng cao tính độc lập của trẻ em, cha/mẹ đơn thân tạo nên một ‘hệ thống’gia đình mà ở đó trẻ em hiểu những điều có thể mong đợi từ cha/mẹ và những điều cha/mẹ mong muốn chúng thực hiện. Như vậy, trẻ em trong những gia đình này được giáo dục rõ ràng về nhu cầu cũng như trách nhiệm của bản thân.

11. Giáo dục về trách nhiệm cho con

Họ không thể ‘phân thân’ để làm tất cả mọi việc nên họ biết cách phân chia công việc cho con sao cho ‘tuổi nhỏ làm việc nhỏ’. Từ đó, giáo dục con về vai trò của mỗi thành viên để tạo nên gia đình hạnh phúc.

Ngọc Luyện (Theo psychology today)

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!