Bỏng cấp độ 2 là gì?

Kiến Thức Y Học - 10/07/2024

Bỏng chính là trường hợp da bị chấn thương do nhiệt, ma sát, bức xạ, điện, hay hóa chất... Bỏng được chia làm nhiều cấp độ khác nhau và mỗi cấp độ có những đặc tính và cách điều trị khác nhau. Trong đó bỏng cấp độ 2, là dạng bỏng phổ biến nhất. Vậy bỏng cấp độ 2 là gì? Ngay sau đây hãy cùng Lily & WeCare tìm hiểu bài viết dưới đây.

Bỏng chính là trường hợp da bị chấn thương do nhiệt, ma sát, bức xạ, điện, hay hóa chất... Bỏng được chia làm nhiều cấp độ khác nhau và mỗi cấp độ có những đặc tính và cách điều trị khác nhau. Trong đó bỏng cấp độ 2, là dạng bỏng phổ biến nhất. Vậy bỏng cấp độ 2 là gì? Ngay sau đây hãy cùng Lily & WeCare tìm hiểu bài viết dưới đây.

Bỏng cấp độ 2 là gì?

Bỏng cấp độ 2 là trường hợp bỏng gây ra tổn thương cho da bởi nhiệt, phóng cạ, hóa chất, điện, ma sát... Đây là trường hợp bỏng vừa, ví dụ chúng ta có thể sơ ý là chạm phải một vật gì đó đang nóng, vùng da đó sẽ phồng lên và có nước bên trong.

Bỏng cấp độ 2 là gì?

Các loại bỏng cấp độ 2

Bỏng cấp độ 2 được chia thành hai dạng tùy thuộc vào độ sâu của bỏng.

1. Bỏng dày khu trú

Bỏng dày khu trú là trường hợp bỏng ở bề mặt và chỉ gây tổn thương cho lớp da thứ nhất và lớp da thứ hai, và nó thường gây ra do nước nóng hoặc vật nóng. Khi bị bỏng ở dạng này thì da xung quanh vết bỏng trắng khi ấn vào rồi sau đó lại trở lại màu đỏ. Vết bỏng thường bị ẩm, đau với vết phòng rộp và bị sưng kéo dài ít nhất là 48h.

2. Bỏng dày sâu

Trường hợp thứ 2 là bỏng dày sâu, loại bỏng này gây ra tổn thương cho lớp sâu bên trong da, vùng bị bỏng thường thường à trắng xen đỏ. Chúng được gây ra bởi da tiếp xúc với dầu mỡ khi nóng, chất lỏng của lò vi sóng.... Loại bỏng này không gây cảm giac đau đớn nhưng nó làm cho da bị khô và có khả năng nhiễm trùng cao.

Phương pháp điều trị khi bị bỏng cấp độ 2

Khi bị bỏng ở cấp độ 2 thì chúng ta thường tự sơ cứu và chữa lấy. Đối với các vết bỏng do cấp độ 2 thì để ngăn chặn các hậu quả về sau và tránh đau rát thì chúng ta thực hiện những việc sau:

1. Làm nguội vết thương

Tuyệt đối không được lấy đá chườm lên vết bỏng mà chúng ta chỉ cần ngâm vùng da đó với nước lạnh khoảng 20 phút để cho chúng ta hết cảm giác đau. Chỉ cần sử dụng nước lạnh hoặc nước sôi để ngoại là đủ chứ không cần chườm đá lạnh. Nếu như có vật gì đó dính lấy vết bỏng thì đừng vội gỡ ra mà hãy tìm cách rửa sạch tránh trường hợp vết bỏng lan ra to hơn.

2. Giữ sạch vết bỏng

Sau khi ngâm nước xong thì chúng ta đừng vội bôi thuốc hay bất kỳ thứ gì lên vết bỏng đó. Giữ sạch vết bỏng và tránh sự đụng chạm đến nó ít nhất trong vòng 24h. Có thể dụng một lớp vải sạch và đắp lên đó. Rửa với xà phòng: sau 24h thì chúng ta có thể rửa vết bỏng bằng xà phòng và nước lạnh kết hợp với một ít dung dịch betadine.

Bỏng cấp độ 2 là gì?

3. Dùng lá nha đam

Sau khi bị bỏng 3 ngày thì chúng ta có thể lấy chất nhờn có bên trong lá nha đam bôi lên vết bỏng, như thế sẽ làm cho vết bỏng mát và dễ chịu hơn, vết bỏng cũng sẽ không bị khô nứt.

>>> Xem thêm: Những cách trị bỏng không để lại sẹo cực hay

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!