Nếu nhân giáp lành tính, không chèn ép... thì người bệnh chỉ cần theo dõi định kỳ mỗi 6 - 18 tháng, gồm khám lâm sàng vùng cổ và tuyến giáp, xét nghiệm TSH và chọc hút tế bào kim nhỏ nếu thấy nhân to lên hoặc có các dấu hiệu nghi ngờ khác.
BS. Nguyễn Vũ Cẩm Tú - Chuyên khoa Nội - Sản - Nhi - Khoa Giám định – Viện Pháp y Quốc gia, cho biết:
Bướu nhân giáp thường được điều trị bằng các phương pháp sau:
- Điều trị nội bằng Thyroxine
- Phẫu thuật - Điều trị Iode phóng xạ
- Tiêm cồn qua da
- Điều trị quang đông bằng laser
Chẩn đoán và điều trị bướu nhân tuyến giáp ở phụ nữ có thai giống như người không có thai, trừ xạ hình tuyến giáp và điều trị bằng iod phóng xạ bị chống chỉ định. Đa phần các nhân này có từ trước khi có thai, và kích thước nhân có thể to lên trong quá trình mang thai. Về điều trị, nếu phải phẫu thuật thì an toàn nhất là trong 3 tháng giữa thai kỳ, trường hợp được chẩn đoán muộn ở nửa sau thai kỳ thì nên trì hoãn tới sau đẻ.
Tóm lại, trường hợp của người bệnh cần phải đến cơ sở chuyên khoa ung bướu để khám và làm thêm các xét nghiệm cận lâm sàng... để có chẩn đoán cụ thể xác định bướu cổ của người bệnh thuộc loại gì, có kèm cường giáp hay suy giáp không, từ đó bác sĩ chuyên khoa sẽ hướng dẫn người bệnh phương pháp và thời gian điều trị bệnh.
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!