BSCKII Vũ Thị Lừu: Nguyên nhân xuất hiện nhân ở thùy giáp

Cần biết - 04/28/2024

Nhiều bệnh nhân ung thư tuyến giáp có những đặc điểm giống như bướu lành tính, nhất là khi nhân nhỏ. BSCK II Vũ Thị Lừu sẽ làm rõ vấn đề này.

BSCKII Vũ Thị Lừu: Nguyên nhân xuất hiện nhân ở thùy giáp

Bướu nhân tuyến giáp là 1 trong những bệnh lý khá thường gặp, khám lâm sàng có thể phát hiện bướu nhân tuyến giáp ở khoảng 4-7% dân số (phụ nữ nhiều gấp 5 lần nam giới), lứa tuổi được phát hiện nhiều là 36-55. Tỷ lệ phát hiện được bằng siêu âm lớn hơn rất nhiều, dao động từ 19 đến 67% tùy nhóm nghiên cứu, và tăng lên người già, ước tính xấp xỉ 50% số người trên 60 tuổi có bướu nhân tuyến giáp tuy nhiên chỉ có khoảng 1/20 số này là ác tính.

BSCK II Vũ Thị Lừu - Chuyên khoa Nội - Tiêu hóa - Bệnh viện E, cho biết:

Bị nhân thùy phải tuyến giáp kích thước nhỏ nghĩa là vùng mô giáp thùy phải có thể to ra hoặc bình thường nhưng bên trong thùy phải có xuất hiện một hoặc nhiều nhân giáp (còn gọi là bướu giáp đơn nhân hoặc đa nhân).

Nguyên nhân xuất hiện nhân ở thùy giáp có thể là do một số tế bào tăng trưởng và sản sinh quá nhanh, quá nhiều, có thể lành tính hoặc ác tính.

Người bệnh cần xác định được nhân thùy giáp là lành tính hay ác tính. Để chẩn đoán chính xác cần khám, siêu âm và quan trọng nhất là xét nghiệm tế bào (bằng cách dùng kim nhỏ chọc hút nhân giáp).

Trường hợp bướu lành tính có thể điều trị nội khoa hoặc chỉ theo dõi sự phát triển của bướu qua siêu âm mỗi 3 - 6 tháng. Bướu ác tính cần phải phẫu thuật sớm và sau đó điều trị bổ sung.

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!