Các bác sĩ lên tiếng phản đối trào lưu liên sinh đang được các mẹ 'thần thánh hóa'

Sống khỏe mạnh - 11/24/2024

Phương pháp liên sinh được xem là không có cơ sở khoa học nào xác thực, thậm chí còn có thể gây ra nhiều biến chứng ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ sơ sinh.

Phương pháp liên sinh (lotus birth) xuất hiện lần đầu tiên vào năm 1970, tuy nhiên, mãi đến 1974, khi một bác sĩ áp dụng thành công cho chính cậu con trai của mình thì nó mới bắt đầu trở nên phổ biến. Thay vì cắt cuống rốn luôn sau khi trẻ sinh ra đời thì những người chọn phương pháp liên sinh sẽ giữ lại nguyên bánh nhau của con trong một chiếc túi nhỏ cho đến khi cuống rốn tự rụng ra.

Các bác sĩ lên tiếng phản đối trào lưu liên sinh đang được các mẹ 'thần thánh hóa'

Việc lưu giữ nguyên bánh nhau sau khi trẻ ra đời thực chất được bắt nguồn từ truyền thống trân trọng nhau thai và dây rốn của người Maori. Để cho bánh nhau không bị bốc mùi và thối rữa, các bà mẹ sẽ phải tẩy trùng, làm sạch bằng muối, phủ lên một lớp hoa hồng, thảo dượchoặc tinh dầu, bọc bánh nhau trong lớp vải và phải làm vệ sinh, thay vải mỗi ngày.

Các bác sĩ lên tiếng phản đối trào lưu liên sinh đang được các mẹ 'thần thánh hóa'

Lý giải cho phương pháp này, họ cho biết sau 9 tháng nằm trong bụng mẹ, nếu cắt dây rốn và nhau thai ngay khi trẻ vừa chào đời sẽ khiến bé có thể bị đau đớn. Vì thế việc để nhau thai tự rụng sẽ giúp trẻ có thêm thời gian (thường là từ 3 đến 10 ngày) để tự mình làm quen với thế giới bên ngoài. Các bà mẹ chọn việc giữ bánh nhau vì họ tin rằng nó có thể mang đến sự kết nối thiêng liêng giữa mẹ và con, hơn hẳn so với những cách tiếp da và âu yếm thông thường. Hơn thế nữa, phương pháp này được cho là có thể giúp trẻ sơ sinh chống lại nhiễm trùng, vàng da và các bệnh liên quan đến hệ thống miễn dịch bằng cách giữ cho em bé gắn liền với máu của người mẹ.

Các bác sĩ lên tiếng phản đối trào lưu liên sinh đang được các mẹ 'thần thánh hóa'

Với niềm tin to lớn như vậy, việc sinh con với phương pháp liên sinh trở nên phổ biến và được nhiều mẹ phương Tây lựa chọn. Tuy nhiên, các bác sĩ và chuyên gia lại lên tiếng phản đối vì cho rằng nó không có cơ sở khoa học, thậm chí còn có thể gây những biến chứng ảnh hưởng đến sức khỏe của đứa bé.

Chuyên viên y tế về sức khỏe phụ nữ, bác sĩ Jennifer Gunter cho biết: “Tất cả những ai có sự hiểu biết cơ bản về y tế cũng sẽ biết rằng việc kết nối đứa bé mới sinh với một túi mô đang bị phân hủy có thể gây ra nhiễm trùng rất nguy hiểm, có thể để lại những hậu quả lâu dài cho sức khỏe của trẻ.”

Amy Tuteur - bác sĩ phụ khoa, từng là giáo sư tại trường Y khoa Harvard cũng đánh giá trên trang blog riêng của mình về phương pháp liên sinh. Bà cho rằng đây là một phương pháp quái lạ, không những  không hề có một cơ sở khoa học hay lợi ích sức khỏe gì cho trẻ, nó còn có thể mang đến rủi ro nhiễm trùng rất lớn. Ít nhất trong năm 2016 đã ghi nhận trường hợp một trường hợp liên sinh mà đứa bé phải nhập viện do có vấn đề về gan.

Các bác sĩ lên tiếng phản đối trào lưu liên sinh đang được các mẹ 'thần thánh hóa'

Bà Gunter cũng đặc biệt nhấn mạnh rằng nhau thai là tế bào đã chết, nó không hề có tác dụng cung cấp chất dinh dưỡng như mọi người vẫn nghĩ, và vi khuẩn sẽ sinh sôi rất nhanh trong các mô chết và khu vực máu đọng, có nghĩa là các bà mẹ đang đặt con mình vào tình trạng vô cùng nguy hiểm.

Trên thực tế, chưa có một bằng chứng thuyết phục nào về lợi ích của việc lưu lại bánh nhau của trẻ nhiều ngày sau khi sinh có tương xứng với rủi ro nó mang lại hay không, và về mặt đạo đức cũng không thể tiến hành việc nghiên cứu trên tính mạng và sức khỏe của trẻ sơ sinh, cho dù là phương pháp liên sinh có lợi ích thật sự đi nữa.

Các bác sĩ lên tiếng phản đối trào lưu liên sinh đang được các mẹ 'thần thánh hóa'

Tuy không ủng hộ việc giữ bánh nhau của trẻ, nhưng các bác sĩ và nhiều nghiên cứu khoa học cho thấy trì hoãn cắt cuống rốn của trẻ lại là một câu chuyện hoàn toàn khác, và có thể mang đến những lợi ích lớn đối với cả mẹ và con. Việc hoãn quá trình kẹp dây rốn ít nhất một phút sau khi bé lọt lòng đã được chứng minh rằng giúp tăng đáng kể lượng sắt và hemoglobin trong cơ thể bé, mà không gây ảnh hưởng tiêu cực đến người mẹ. Ngoài ra, việc cắt dây rốn muộn còn có những lợi ích sau:

- Cân nặng lúc mới sinh cao hơn.

- Hàm lượng hemoglobin cao hơn.

- Hàm lượng sắt về lâu dài cao hơn, ít nguy cơ thiếu sắt ở 3, 4 tháng tuổi.

- Giảm nguy cơ xuất huyết hậu sản ở người mẹ.

- Giảm nguy cơ thiếu máu.

Việc cắt dây rốn muộn cũng sẽ có lợi cho trẻ sinh non, do nó sẽ giúp gia tăng tế bào máu cần thiết và giảm nguy cơ xuất huyết cho trẻ sơ sinh. Viện quốc gia về chất lượng chăm sóc và điều trị của Vương quốc Anh (NICE) cùng với Tổ chức Y tế thế giới và Liên đoàn Quốc tế về sản phụ khoa (FIGO) cho phép các bác sĩ có thể trì hoãn quá trình kẹp dây rốn nhiều nhất 5 phút sau sinh.

Ảnh: Internet

(Tổng hợp)

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!