Các bài để kiểm tra thính giác cho trẻ em bạn nên biết

Kiến Thức Y Học - 10/06/2024

Khả năng nghe là nền tảng cho khả năng học hỏi của trẻ, vì vậy việc xác định và chuẩn đoán các vấn đề liên quan đến thính giác rất cần thiết. Một đứa trẻ bị mất thính lực mà không được điều trị có thể có sự chậm trễ trong việc đạt các cột mốc phát triển, nhất là ngôn ngữ.

Khả năng nghe là nền tảng cho khả năng học hỏi của trẻ, vì vậy việc xác định và chuẩn đoán các vấn đề liên quan đến thính giác rất cần thiết. Một đứa trẻ bị mất thính lực mà không được điều trị có thể có sự chậm trễ trong việc đạt các cột mốc phát triển, nhất là ngôn ngữ.

Nếu bạn có bất kỳ nghi ngờ nào - hoặc nếu trẻ có yếu tố nguy cơ thính lực bị suy giảm - bác sĩ (hoặc trường học) sẽ giới thiệu bạn đến một nhà thính học (chuyên gia thính giác) để kiểm tra thêm.

Bất cứ lúc nào, tất nhiên, bạn cũng có thể thảo luận về bất kỳ vấn đề nào ề thính giác của con bạn với các bác sĩ và xin giấy giới thiệu. Bạn cũng có thể tìm thấy một nhà thính học trong khu vực của bạn thông qua website American Academy về Thính học.

Các bài để kiểm tra thính giác cho trẻ em bạn nên biết

Nếu bác sĩ thấy rằng mất thính lực của trẻ có thể là do chất dịch lâu ngày phía sau màng nhĩ, họ có thể giới thiệu bạn đến chuyên gia khác, như bác sĩ tai, mũi, họng.

1. Nhà thính học sẽ làm những gì?

Trước khi một nhà thính học tiến hành một bài kiểm tra nghe, họ sẽ đo độ linh động của màng nhĩ của trẻ với một thủ thuật gọi là tympanometry. Bác sĩ sẽ tạo ra áp suất không khí lên ống tai với một thiết bị bằng nhựa có ruột mềm để tìm hiểu xem con bạn có dịch trong tai giữa không hay ống eustachian có vấn đề nào không, từ đó dự đoán kết quả của một bài kiểm tra thính giác. Quá trình rất nhanh, dễ dàng và không đau.

Các kiểm tra thực hiện bởi các chuyên gia thính học phụ thuộc một phần vào mức độ phát triển và nhận thức của con bạn. Ví dụ, một đứa trẻ còn quá nhỏ sẽ không thể giơ tay theo hướng dẫn khi bé nghe thấy âm thanh nào đó. Ở trẻ sơ sinh, các bác sĩ thính học xác định khả năng nghe bằng cách đo sóng não của em bé phản ứng với âm thanh. Điều này thậm chí có thể được thực hiện trong khi bé ngủ.

Các bài để kiểm tra thính giác cho trẻ em bạn nên biết Bác sĩ có thể kiểm tra thính lực của trẻ dễ dàng qua cách bé phản ứng với âm thanh

Với trẻ nhỏ, các chuyên gia thính học rất quan tâm đến phản ứng của trẻ với một âm thanh. Bé sẽ ngồi vào lòng bạn ở giữa một căn phòng cách âm với loa ở hai bên. Khi bé nhìn theo hướng của âm thanh, bé sẽ nhìn thấy một món đồ chơi hoặc một ánh sáng nhấp nháy như một món quà khuyến khích. Thí nghiệm này được gọi là bài kiểm tra đo thính lực tăng cường hình ảnh (VRA).

Các chuyên gia thính học sẽ ghi lại phản ứng của bé về các cấp độ khác nhau của âm thanh. (Chuyên gia thính học tìm kiếm các mức độ nhẹ nhàng nhất mà một đứa trẻ có thể nghe được cả lời và nhạc). Họ cũng ghi lại ở mức độ nào con bạn phản ứng/ không phản ứng với lời nói. Cô có thể phớt lờ các tông giọng nhưng lại nhận một giọng nói chẳng hạn.

Những trẻ lớn hơn (tuổi 3-5) có thể được dạy để chơi một trò chơi đơn giản, giống như thả một khối vào một chiếc thùng khi bé nghe thấy một âm thanh phát qua tai nghe. Các xét nghiệm này khiến trẻ rất vui vẻ và các chuyên gia thính học có thể có được một bức tranh hoàn chỉnh về việc sử dụng thính giác của trẻ.

Một đứa trẻ 5 tuổi hoặc lớn hơn có thể giơ tay hoặc đẩy một nút khi cô nghe thấy những giai điệu, giống như cách kiểm tra trên một người lớn. Và bé cũng có thể lặp lại từ ngữ khi được hỏi.

Kiểm tra hành vi là rất quan trọng. Chúng không chỉ cho thấy rằng đôi tai của bé nghe được âm thanh mà cách bộ não của bé xử lý âm thanh và phản ứng một cách chính xác.

Sau kiểm tra hành vi là bài kiểm tra sinh lý (trong đó thể hiện tai đang làm việc như thế nào). Phổ biến nhất là đo âm ốc tai (OAE) và phản ứng thính giác của bộ não (ABR). Mỗi bài kiểm tra chỉ mất khoảng mười phút và hoàn toàn không gây đau đớn.

Biện pháp OAE đo sóng âm thanh ở tai trong. Các chuyên gia thính học đặt một thiết bị nhỏ vào tai của con bạn rồi làm tiếng gõ nhẹ, một máy tính kết nối với thiết bị sẽ ghi lại phản ứng của tai khi nghe âm thanh. Con bạn chỉ cần ngồi yên lặng trong vài giây cho bài kiểm tra này.

Phản ứng thính giác của bộ não (ABR) được sử dụng cho sàng lọc thính lực trẻ sơ sinh, và được cả những nhà thính học nhi khoa dùng xét nghiệm chẩn đoán.

Trong ABR, điện cực được đặt trên da đầu, do đó, sóng não do phản ứng với âm thanh sinh ra đi tới thông qua tai nghe có thể được ghi lại bởi một máy tính. Các chuyên gia thính học thay đổi tông và tần suất của các tín hiệu để xác định mức độ thính lực ở mỗi tai.

Cả OAE, ABR, và tympanometry sẽ cung cấp một bức tranh hoàn chỉnh về thính giác của trẻ.

2. Điều gì xảy ra nếu con tôi không vượt qua được bài kiểm tra thính giác?

Nếu nhà thính học xác định rằng con bạn bị mất thính giác ở một hoặc cả hai tai, họ sẽ làm cho bạn một giấy giới thiệu đến một bác sĩ tai, mũi, họng (ENT) để điều trị. Họ cũng có thể khuyên bạn cho con dùng máy trợ thính hoặc các công nghệ hỗ trợ khác. Nếu con bạn đã đi học, nhà thính học sẽ nói chuyện với giáo viên của con và các nhân viên khác ở trường để đảm bảo rằng họ hiểu tình trạng mất thính lực của trẻ.

Các bài để kiểm tra thính giác cho trẻ em bạn nên biết

Các bác sĩ tai mũi họng sẽ thảo luận về các lựa chọn thích hợp giúp con bạn nghe tốt hơn, ví dụ như phẫu thuật để giải quyết hút hết dịch trong tai. Nếu đó không phải là một vấn đề có thể điều trị y tế, nhà thính học sẽ giới thiệu loại máy trợ thính phù hợp (một thiết bị điện tử nhỏ đeo bên trong hoặc sau tai để khuếch đại âm thanh), một hệ thống huấn luyện viên FM (chọn lọc khuếch đại một tiếng nói cá nhân, chẳng hạn như tiếng các giáo viên ), hoặc cấy ốc tai (một thiết bị điện tử được cấy ghép để nhận âm thanh và kích thích trực tiếp các dây thần kinh thính giác).

Các bác sĩ và chuyên gia thính học cũng sẽ nói chuyện với bạn về ngôn ngữ trị liệu, để giúp con bạn học nói một cách dễ hiểu. Và, nếu thích hợp, họ có thể giới thiệu ngôn ngữ ký hiệu cho con bạn.

3. Tôi có thể tự nhận biết xem con tôi có thể không nghe thấy không ?

Không nhất thiết là như vậy. Có nhiều mức độ mất thính giác, và bạn có thể không phát hiện ra rằng có một vấn đề, vì vậy kiểm tra thường xuyên là rất quan trọng. Con bạn có thể quay về phía bạn khi bạn nói chuyện hay đánh rơi một cái gì đó, nhưng điều này không có nghĩa là thính giác của bé là tốt. Ví dụ, bé có thể nghe thấy một số âm thanh, nhưng bỏ lỡ đủ để ảnh hưởng đến khả năng học hỏi và giao tiếp của bé,.

Bố mẹ và người chăm sóc thường là người đầu tiên nhận thấy một điều gì đó không ổn, vì vậy bạn cần luôn chú ý đến con. Hãy nói chuyện với bác sĩ của con nếu bạn nhận thấy bất kỳ dấu hiệu cảnh báo hoặc các lo ngại về việc con bạn không nghe được một cách hoàn hảo.

Tìm kiếm thông tin sức khỏe tại chuyên mục Sống khỏe của Lily & WeCare.

Nguồn: Baby Center

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!