Trẻ sơ sinh thường ngủ khoảng 14 đến 16 tiếng mỗi ngày. Thời gian ngủ ngày khoảng 8 tiếng và thời gian ngủ đêm khoảng 9 tiếng. Nhưng càng lớn thời gian ngủ ngày của trẻ sẽ ít đi và giấc ngủ đêm sẽ nhiều lên. Tuy nhiên, giấc ngủ của trẻ thường rất ngắn chỉ khoảng 4 tiếng. Vậy phải làm thế nào để dỗ bé ngủ lại khi bé tỉnh giấc giữa đêm? Dưới đây là những biện pháp Lily & WeCare cung cấp cho bạn.
Thiết lập thời gian ngủ ngày và đêm hợp lý cho trẻ
Thay bằng việc tìm cách dỗ trẻ ngủ lại khi trẻ tỉnh vào giữa đêm, hãy tập cho trẻ thói quen ngủ liền giấc vào ban đêm. Để có thể khiến giấc ngủ đêm của bé liền mạch, bạn nên hạn chế thời gian ngủ ngày của trẻ. Vào ban ngày, khi cảm thấy trẻ ngủ quá lâu hãy đánh thức trẻ dậy cho trẻ ăn, chơi đùa, nói chuyện với trẻ. Nếu như bạn để trẻ sơ sinh ngủ quá nhiều vào ban ngày thì thời gian ngủ đêm của trẻ sẽ ít đi, trẻ sẽ thức dậy giữa đêm để chơi. Điều này sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe của người mẹ đồng thời không tốt cho sự phát triển của bé.
Vuốt ve, vỗ về trẻ
Khi trẻ sơ sinh tỉnh lại vào giữa đêm, bạn có thể vỗ về, vuốt ve, xoa đầu, lưng nhẹ nhàng để trẻ có cảm giác dễ chịu, a toàn điều này sẽ đưa bé vào giấc ngủ nhanh hơn.
Massage cho bé
Thực hiện các động tác massage trong khoảng 15 – 20 phút thì bé sẽ nhanh chóng đi vào giấc ngủ
Theo một nghiên cứu của Viện Nghiên cứu Đại học Miami chỉ ra rằng đối với trẻ sơ sinh chỉ cần thực hiện các động tác massage trong khoảng 15 – 20 phút thì bé sẽ nhanh chóng đi vào giấc ngủ. Đây được đánh giá là một biện pháp giúp nhiều ông bố bà mẹ dỗ trẻ sơ sinh ngủ rất hiệu quả
Kể chuyện cho bé nghe
Với trẻ sơ sinh không quan trọng là bạn kể chuyện gì, nội dung gì vì trẻ không nhận thức được. Bạn chỉ cần dùng giọng nói nhẹ nhàn, từ từ, truyền cảm để kể cho trẻ nghe. Đây cũng là một cách dỗ trẻ sơ sinh ngủ hiệu quả, đưa bé vào giấc ngủ dễ dàng hơn.
Hát ru bé ngủ
Giống như hình thức kể chuyện, bé cũng chưa có nhận thức gì về nội dung bài hát. Nên bạn chỉ cần chọn những bài hát có giai điệu nhẹ nhàng, đều đều để hát ru cho bé ngủ. Nếu không có thể tự hát cho bé nghe, bạn cũng có thể bật đĩa nhạc sẵn để ru bé ngủ.
Tập thói quen để bé tự ngủ
Thay vì bế ẵm vỗ về trẻ, bạn nên đặt bé xuông giường khi bé còn tỉnh rồi để bé tự thiếp đi.
Tập cho bé thói quen tự ngủ sẽ giúp việc chăm sóc bé trở nên đơn giản hơn. Thay vì bế ẵm vỗ về trẻ, bạn nên đặt bé xuống giường khi bé còn tỉnh rồi để bé tự thiếp đi. Bạn nên bắt đầu tâp cho bé thói này khi trẻ sơ sinh được ngoài tám tuần tuổi.
Để phòng tối khi bé ngủ
Cho trẻ ngủ trong phòng tối để tập thói quen khi thấy bóng tối đồng nghĩa với việc ngủ. Vì vậy nếu bé tỉnh giấc vào giữa đêm, bạn không nên bật đèn hay vội bế để bé tiếp tục nằm yên một lúc tự ngủ lại.
Cho bé bú
Việc bé tự nhiên tỉnh dậy quấy khóc vào giữa đêm có thể dẫn tới từ nguyên nhân bé bị đói. Bạn nên vừa cho bé bú vừa xoa lưng bé nhẹ nhàng để bé cảm thấy dễ chịu nhanh có cảm giác buồn ngủ.
Tạo cảm giác thoải mái để trẻ sơ sinh ngủ ngon
Khi bé tự nhiên tỉnh dậy, bạn nên kiểm tra bỉm và thay bỉm nếu bỉm bị ướt.
Bị đói hay bỉm bị ướt cũng làm bé cảm thấy khó chịu mà tỉnh giấc. Khi bé tự nhiên tỉnh dậy, bạn nên kiểm tra bỉm và thay bỉm nếu bị ướt. Sau khi được thay bỉm ướt, bé sẽ tự nhiên cảm thấy dễ chịu và buồn ngủ trở . Bạn cũng có thể sử dụng những lại bỉm chuyên dụng cho ban đêm để bé luôn cảm thấy dễ chịu, giấc ngủ của bé sẽ tự nhiên dài và sâu hơn.
Làm sao để trẻ an toàn dưới nước?
Khi nào nên đưa bé đi khâu vết thương?
Phụ nữ mang thai và tầm quan trọng của axit folic
Thứ tự mọc răng sữa của trẻ sơ sinh
Bệnh tan máu bẩm sinh, cần sự lưu tâm của mỗi cá nhân
Ngủ ngon, ngủ đủ giấc sẽ là tiền đề giúp trẻ sơ sinh phát triển tốt hơn. Hy vọng với những biện pháp đã chia sẻ ở trên sẽ giúp ích được cho bạn và gia đình trong việc vỗ về những đứa con thân yêu đi vào giấc ngủ nhẹ nhàng và dễ dàng hơn.
>>> Xem thêm: Làm sao để giúp trẻ có giấc ngủ ngon?
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!