Các dấu hiệu cảnh báo trẻ có vấn đề về thính lực

Chăm Sóc Bé - 01/15/2025

Biểu hiện mất thính lực có thể không giống nhau ở mỗi bé, mức độ mất thính lực cũng rất khác nhau. Những dấu hiệu cảnh báo này có thể không quá đáng lo ngại (bởi có thể bé đang ngủ rất say, hoặc bé đang đau bụng nên không để tâm đến bất cứ tâm thanh nào), nhưng bạn vẫn nên tìm đến bác sĩ nhi khoa nếu phát hiện con mình có những dấu hiệu nguy hiểm sau:

Với trẻ sơ sinh đến 3 tháng tuổi:

  • Không giật mình với những âm thanh lớn
  • Không phản ứng với âm thanh, âm nhạc hoặc tiếng nói
  • Không bớt quấy khi nghe những âm thanh êm dịu
  • Không cử động hoặc tỉnh giấc khi ngủ trong phòng yên lặng đột nhiên có tiếng nói hoặc âm thanh ồn ào
  • Tới 2 tháng tuổi vẫn chưa bậm bẹ các nguyên âm, như “ô”
  • Tới 2 tháng tuổi vẫn quấy khóc khi nghe tiếng bố, tiếng mẹ (những âm thanh thân thuộc)

    Các dấu hiệu cảnh báo trẻ có vấn đề về thính lực Hãy để ý nếu con bạn không giật mình với những âm thanh lớn,không phản ứng với âm thanh, âm nhạc hoặc tiếng nói,không bớt quấy khi nghe những âm thanh êm dịu

Trẻ từ 4 đến 8 tháng tuổi

  • Không quay đầu hoặc hướng mắt về phía âm thanh xuất phát từ hướng mà bé không nhìn thấy
  • Không thay đổi biểu cảm khi nghe thấy giọng nói hoặc âm thanh ồn ào trong một không gian yên tĩnh
  • Không hứng thú nghịch trống lắc, nghịch chuông hoặc không phản ứng với người hắt hơi
  • Tới 6 tháng tuổi, không cố gắng bắt chước theo những âm thanh nghe được
  • Chưa tự bập bẹ hoặc quay lưng lại với người đang nói chuyện với bé
  • Không phản ứng với từ “không” và giọng nói thay đổi sắc thái
  • Chỉ nghe thấy vài âm thanh nhất định
  • Chỉ chú ý đến những âm thanh rộn ràng (có hình ảnh nhìn thấy, cảm nhận được) nhưng không để ý đến những thứ chỉ phát ra âm thanh

Các dấu hiệu cảnh báo trẻ có vấn đề về thính lực Hãy để ý nếu trẻ có những dấu hiệu nêu trên, đó là dấu hiệu thính lực của trẻ có vấn đề

Trẻ từ 9 đến 12 tháng tuổi

  • Không phản ứng nhanh hoặc hướng thẳng về phía người nói “xuỵt” hoặc những âm thanh nhỏ tương tự
  • Không phản ứng khi có người gọi tên
  • Không thay đổi cao độ âm thanh khi bé bập bẹ
  • Không bập bẹ những phụ âm khác nhau (m, p, b, g,...)
  • Không lắng nghe, nhún nhảy hoặc hát theo điệu nhạc
  • Khi bé 1 tuổi, bé chưa nói được từ nào, như “ba ba” và “ma ma”
  • Khi bé 1 tuổi, bé chưa phát âm được các phụ âm khác nhau trong những từ đơn
  • Không hiểu từ mô tả đồ vật (như “giầy”), biểu cảm (“bái bai”), hoặc các mệnh lệnh (“đến đây”).

Tìm kiếm thông tin sức khỏe tại chuyên mục Sống khỏe của Lily & WeCare.

Theo Babycenter

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!