Các mức độ viêm thanh quản ở trẻ nhỏ cha mẹ cần biết

Kiến Thức Y Học - 11/24/2024

Khi thời tiết thay đổi, cơ thể trẻ em không thích nghi kịp nên dễ mắc bệnh viêm đường hô hấp. Trong đó, viêm thanh quản là căn bệnh rất phổ biến ở trẻ, đặc biệt là ở trẻ sơ sinh. Hiểu biết về các các mức độ viêm thanh quản ở trẻ nhỏ sẽ giúp phụ huynh phát hiện và điều trị cho trẻ kịp thời.

Khi thời tiết thay đổi, cơ thể trẻ em không thích nghi kịp nên dễ mắc bệnh viêm đường hô hấp. Trong đó, viêm thanh quản là căn bệnh rất phổ biến ở trẻ, đặc biệt là ở trẻ sơ sinh. Hiểu biết về các các mức độ viêm thanh quản ở trẻ nhỏsẽ giúp phụ huynh phát hiện và điều trị cho trẻ kịp thời.

Bệnh viêm thanh quản - nguyên nhân và dấu hiệu

Viêm thanh quản là tình trạng đường hô hấp bị viêm, sưng... Có biểu hiện đơn thuần như giọng nói của trẻ ồm ồm khó nghe, ho sặc sụa, thường xảy ra ở trẻ từ 3 tháng tuổi tới 3 năm tuổi. Ở lứa tuổi này, hệ hô hấp của bé còn chưa phát triển hoàn chỉnh nên dễ nhiễm bệnh do virus, vi khuẩn gây ra.

Một số nguyên nhân cơ bản

- Do virus, vi khuẩn xâm nhập gây dị ứng thanh quản.

- Do trẻ nói hoặc la hét nhiều.

- Do trẻ bị trào ngược axit dạ dày...

- Do trẻ bị cảm lạnh. Đây là nguyên nhân chủ yếu gây nên viêm thanh quản ở trẻ nhỏ.

- Do trẻ bị mắc một số bệnh viêm nhiễm đường hô hấp như như ho, đau họng, khàn giọng, mất tiếng, cơ thể mệt mỏi... rồi dẫn đến viêm thanh quản.

Một số dấu hiệu cơ bản

Thông thường, sẽ có các mức độ viêm thanh quản ở trẻ nhỏ khi trẻ bị viêm thanh quản kèm theo các biểu hiện khan tiếng, thở rít và ho ong ỏng. Tuy nhiên, đối với trẻ sơ sinh, khi mới chớm bị viêm thanh quản thì phụ huynh có thể nhận biết qua các dấu hiệu:

- Trẻ bị ho dai dẳng, khàn tiếng và sốt nhẹ.

- Trẻ hay chảy nước mũi, quấy khóc, biếng ăn...

- Trẻ bị khó thở và nhất là vào ban đêm trong 3 - 4 ngày đầu mắc bệnh.

Các mức độ viêm thanh quản ở trẻ nhỏ cha mẹ cần biết

Các mức độ viêm thanh quản ở trẻ nhỏ

Có ba mức độ viêm thanh quản ở trẻ nhỏ bao gồm nhẹ, trung bình và nặng.

- Nhẹ:Ở mức độ này, trẻ xuất hiện biểu hiện ho, khàn tiếng và chỉ có tiếng thở rít khi khóc. Giai đoạn này trẻ chưa phải nhập viện vội, những cha mẹ trẻ vẫn cần đưa trẻ đi khám để bác sĩ hướng dẫn cách theo dõi và điều trị tại nhà.

- Trung bình:Ở mức độ này, trẻ bắt đầu có hiện tượng thở rít khi nằm yên, khó thở, thở nhanh... Khi thấy trẻ có những triệu chứng này, cha mẹ cần đưa trẻ đến bệnh viện để được điều trị kịp thời.

- Nặng: Đây là mức độ không mong muốn xảy ra nhất. Ở mức độ viêm thanh quản nặng, trẻ sẽ gặp những khó khăn khi thở như thở rít ngay cả khi nằm yên, khó thở nặng, đường hô hấp bị kích thích, da mặt tím tái... Lúc này, có khả năng trẻ bị tắc nghẽn hô hấp dẫn đến nguy hiểm đến tính mạng nếu không được xử trí kịp thời.

Ngoài ra, khi bệnh có chiều hướng tiến triển xấu thì trẻ có thể bị sốt cao, lưỡi bẩn, môi khô, soi thanh quản thấy xuất tiết nhiều nhầy, thanh quản bị phù nề và xung huyết, khó thở nặng...

Thông thường, bệnh viêm thanh quản chỉ kéo dài từ 7 đến 10 ngày và thuyên giảm dần theo thời gian. Các triệu chứng cũng giảm mức độ nguy hại dần theo thời gian nếu trẻ được chăm sóc và điều trị đúng cách.

Phòng ngừa và chăm sóc trẻ bị viêm thanh quản

Bệnh viêm thanh quản không được điều trị kịp thời và đúng cách có thể gây viêm tai giữa, viêm phế quản, viêm phổi, hẹp đường hô hấp... và ảnh hưởng đến sức khỏe hoặc tính mạng của trẻ. Do đó, cha mẹ cần chú ý tới các mức độ viêm thanh quản ở trẻ nhỏ, biết cách chăm sóc trẻ sơ sinh cẩn thận và có biện pháp phòng chống bệnh viêm thanh quản tốt nhất cho trẻ.

Một số phương pháp phòng ngừa

- Giữ ấm cho trẻ nhất là vào thời điểm giao mùa, trời lạnh...

- Hạn chế cho trẻ tiếp xúc với môi trường có nhiều khói bụi, mầm bệnh...

- Tiêm phòng cho trẻ đầy đủ.

- Bổ sung đầy đủ dinh dưỡng để cơ thể trẻ tăng cường sức đề kháng đối phó với bệnh tật.

Các mức độ viêm thanh quản ở trẻ nhỏ cha mẹ cần biết

Cách chăm sóc trẻ sơ sinh bị viêm thanh quản

- Khi thấy trẻ có biểu hiện ho, khàn tiếng, khó thở... thì cha mẹ cần đưa trẻ đi khám ngay để điều trị kịp thời.

- Cho trẻ uống nhiều nước ấm và bồi dưỡng dinh dưỡng đầy đủ cho trẻ để cơ thể trẻ tránh bị suy nhược và tăng cường sức đề kháng.

- Dùng thuốc hạ sốt, chống viêm... tại nhà theo chỉ dẫn của bác sĩ nhi khoa.

- Sau khi đã khỏi bệnh, phụ huynh cũng cần phải giữ ấm cho trẻ và phòng bệnh tái phát.

Nếu được chăm sóc tốt và theo dõi cẩn thận thì trong vòng 5 ngày trở xuống. Những cơn khó thở thanh quản ở trẻ sẽ thuyên giảm và khỏi hẳn trong vòng 7-10 ngày. Nếu trẻ có những dấu hiệu của mức độ viêm thanh quản ở trẻ nhỏ mức trung bình và nặng thì ngay lập tức cần đưa trẻ đến bệnh viện để được các bác sĩ theo dõi kỹ càng và hỗ trợ kịp thời.

Xem thêm:

  • Cách điều trị viêm thanh quản mãn tính hiệu quả
  • Kinh nghiệm điều trị bệnh viêm thanh quản cho trẻ nhỏ tại nhà

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!