Bệnh tay chân miệng là bệnh thường mắc ở trẻ nhỏ tuy không nguy hiểm nhưng rất dễ bùng phát thành dịch. Bệnh không có thuốc điều trị đặc hiệu mà chỉ là điều trị triệu chứng.
Biểu hiện của bệnh là tổn thương da, niêm mạc dưới dạng bọng nước. Các bậc cha mẹ cần lưu ý không làm vỡ cách bọng nước này để tránh bệnh lây lan và lâu khỏi. Và việc bé có nhanh khỏi hay không phụ thuộc rất nhiều vào việc chăm sóc tại nhà có tốt hay không.
Bài viết sau đây sẽ hướng dẫn các bậc cha me cách điều trị bệnh tay chân miệng cho bé tại nhà đúng cách.
Cách ly bé
Đầu tiên khi thấy bé có những biểu hiện của bệnh thì bố mẹ hãy đưa bé đến bệnh viên gần nhất để được thăm khám và tư vấn hướng điều trị cụ thể.
Cách ly bé với những trẻ em khác bằng cách cho bé nghỉ học tạm thời. Hạn chế cho bé ra ngoài, đặc biệt là những chỗ đông người.
Giữ vệ sinh sạch sẽ
Trong thời gian này, nên giữ bé và môi trường xung quanh bé thật sạch sẽ. Tắm rửa cho bé hằng ngày. Hướng dẫn bé rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.
Hướng dẫn bé rửa tay trước khi ăn
Những vật dụng ăn uống của bé nên được sát trùng bằng nước nóng cẩn thận, không cho các bé khác dùng chung.
Đồ chơi, đồ dùng của bé cần được vệ sinh bằng thuốc sát khuẩn.
Nơi ở của trẻ cần được bố trí thoáng mát. Tuyệt đối không được kiêng nước, kiêng gió theo mẹo dân gian bởi đó chính là nguyên nhân dẫn đến bệnh chuyển hướng trầm trọng hơn và khiến các bọng nước bị vỡ ra.
Ăn uống hợp lý
Cho bé ăn thức ăn mềm, dễ nhai, dễ nuốt vì miệng bé thời gian này rất đau. Một số thực phẩm được gợi ý là cháo nhuyễn, súp, bột dinh dưỡng, sữa chua, sữa tươi,...Hãy cho bé ăn những đồ ăn mà bé thích. Không nên ép bé phải ăn.
Cho bé ăn thành nhiều bữa trong ngày.
Làm sao để trẻ an toàn dưới nước?
Khi nào nên đưa bé đi khâu vết thương?
Phụ nữ mang thai và tầm quan trọng của axit folic
Thứ tự mọc răng sữa của trẻ sơ sinh
Dấu hiệu bé sắp mọc răng sữa và cách chăm sóc
Tăng cường bổ sung vitamin C cho bé bằng trái cây tươi, hoặc nước hoa quả. Vitamin C sẽ giúp củng cố hệ thống miễn dịch đang bị suy yếu vì bệnh của bé. Nên bổ sung cho bé vào buổi sáng thay vì buổi tối vì lúc đó cơ thể sẽ dễ dàng hấp thu hơn. Nếu uống vào buổi tối thì bé sẽ bị khó ngủ
Cho bé ăn thành nhiều bữa một ngày vì đau miệng nên có thể bé sẽ không thể ăn nhiều một bữa được.
>>> Xem thêm: Cách nhận biết và xử lý khi bé bị bệnh tay chân miệng
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!