Tiền sản giật khi mang thai hay còn có tên gọi khác là biến chứng do nhiễm độc thai nghén, bệnh chiếm đến từ 6 - 8% tỉ lệ phụ nữ mang thai. Vậy thì khi bị tiền sản giật mẹ phải làm sao, cách điều trị bệnh như thế nào?. Hãy cùng Lily & WeCare tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
1. Tiền sản giật khi mang thai là gì?
Tiền sản giật hay còn được gọi nhiễm độc thai nghén là một dạng rối loạn nghiêm trọng thường phát triển vào sau tuần thứ 20 của thai kỳ và được biểu hiện ra ngoài qua các triệu chứng như huyết áp cao, mức độ protein trong nước tiểu tăng...
Cho đến nay, bác sĩ vẫn chưa đưa ra quyết định chắc về nguyên nhân gây ra tiền sản giật. Tuy nhiên, có một vài giả thuyết cho rằng sở dĩ phụ nữ bị tiền sản giật khi mang thai là do sự mất cân bằng prostaglandin - chất giúp cơ thể thư giãn và làm co bóp các cơ trơn khiến các cho mạch máu co lại trong quá trình phụ nữ mang thai.
Không chỉ làm tăng nguy cơ sinh non, sinh sớm, sinh con thiếu cân, tiền sản giật còn có thể biến chứng gây ra các bệnh nguy hiểm sau khi sinh như là tai biến mạch máu não hoặc là làm tổn thương thận nặng gây bệnh thận mạn tính... Để dự phòng bệnh, bạn nên có chế độ thăm khám thai hợp lí. Nếu như có điều kiện, nên kiểm tra huyết áp thường xuyên tại nhà để sớm phát hiện bệnh và điều trị kịp thời để tránh được những rủi ro đáng tiếc.>>> Xem thêm: Mẹ đã biết gì về khái niệm tiền sản giật khi mang thai?
2. Điều trị tiền sản giật khi mang thai như thế nào?
Tiền sản giật là một căn bệnh nguy hiểm và có thể diễn ra trong thời gian rất nhanh. Do đó khi thấy bản thân xuất hiện các dấu hiệu như là nhức đầu, hoa mắt, nhìn mờ, tăng cân nhanh chóng, đau vùng thượng vị, huyết áp tăng cao, nước tiểu đậm màu thì thai phụ cần đến các trung tâm y tế để kiểm tra, xét nghiệm để phát hiện bệnh kịp thời.
Tại bệnh viện mẹ cần làm các xét nghiệm , huyết đồ, chức năng thận, chức năng gan, xét nghiệm đông máu toàn bộ, nhóm máu, tổng phân tích nước tiểu. Đo monitoring sản khoa, và siêu âm thai Doppler cũng như hướng dẫn theo dõi cử động thai máy. Sau khi đã xác định được chính xác bệnh, nếu là tiền sản giật nhẹ và mẹ có kiến thức, kĩ năng tự theo dõi tình hình của bản thân thì có thể được về nhà nghỉ ngơi và tái khám 1 tuần 1 lần. Khi về nhà mẹ cần đo huyết áp ngày 2 lần sáng – chiều, ghi nhớ lại các thông số đo được, theo dõi cân nặng của bản thân, thai máy, nằm nghỉ ngơi hoàn toàn, không làm việc và luôn cập nhật tình hình nếu có gì khác lạ cho bác sĩ.
Nếu là bị tiền sản giật nặng mà người mẹ có sức khỏe người mẹ tốt, huyết áp ổn định thì có thể chờ cho đủ tháng để chuyển dạ như bình thường còn nếu không sẽ được kích thích chuyển dạ ngay trong một vài ngày.
Ngoài ra khi bị tiền sản giật mẹ sẽ được khuyến khích mổ đẻ hơn là để sinh thường vì những người bị tiền sản giật có xu hướng sinh non thiếu tháng và quá trình chuyển dạ khó. Tuy nhiên, nếu thai nhi đã tới tuần 35-36, cổ tử cung đã mềm thì người mẹ sẽ có cơ hội sinh thường thành công.
Liệu stress có làm giảm khả năng mang thai?
Những thực phẩm có lợi và giúp tăng khả năng mang thai
Phụ nữ mang thai và tầm quan trọng của axit folic
Tư thế nằm của mẹ bầu ảnh hưởng lớn đến thai nhi
Top những loại hạt dinh dưỡng dành cho bà bầu
3. Cách phòng ngừa tiền sản giật khi mang thai
Mặc dù cho đến hiện nay các chuyên gia vẫn chưa tìm ra nguyên nhân chính xác nhất gây ra tiền sản giật khi mang thai là gì, nhưng theo các nghiên cứu nhỏ đã cho thấy việc hạn chế aspirin và bổ sung đủ canxi trong thời kỳ mang thai có thể giúp hạn chế được nguy cơ tiền sản giật. Tuy nhiên theo các nghiên cứu lớn hơn lại không đồng tình với kết luận trên mà cho rằng điều tốt nhất mẹ nên làm là chăm sóc tốt trước khi sinh và chú ý quan sát các biểu hiện lạ của cơ thể nhằm sớm phát hiện ra bệnh và điều trị kịp thời thì tốt hơn.
Trên đây là cách điều trịtiền sản giật khi mang thaivà một số thông tin về bệnh tiền sản giật mà mẹ nên biết. Hi vọng với những thông tin hữu ích mà Lily & WeCare vừa cung cấp mẹ đã có thêm thông tin cho mình từ đó chủ động hơn trong việc phòng và điều trị bệnh tiền sản giật khi mang thai.>>> Xem thêm: Tại sao cần bổ sung canxi để đẩy lùi nguy cơ tiền sản giật khi mang thai?
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!