Khóc đêm thường xuyên sẽ khiến trẻ mệt mỏi, thiếu ngủ, ảnh hưởng đến tâm trạng và thể chất của trẻ, không những thế trẻ khóc đêm còn có thể là biểu hiện của một số chứng bệnh nghiêm trọng ở trẻ như là thiếu chất, đau bụng, các vấn đề của hệ thần kinh... vì vậy cha mẹ cần hết sức lưu ý. Vậy cha mẹ cần làm gì khi con khóc đêm liên tục, cách dỗ trẻ sơ sinh khóc đêm như thế nào?. Hãy cùng Lily & WeCare tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
1. Tại sao trẻ sơ sinh khóc đêm?
Hiện tượng khóc đêm ở trẻ sơ sinh hay còn có tên gọi khác là khóc dạ đề, đây là hiện tượng thường gặp ở trẻ trong nhóm dưới 6 tháng tuổi, với biểu hiện khóc về ban đêm, khóc thù dai, kéo dài đến vài ba giờ đồng hồ và lặp đi lặp lại nhiều lần trong tuần, cụ thể là trên ba lần/ 1 tuần.
Trẻ hay khóc đêm thường không tìm được nguyên nhân cụ thể. Tuy nhiên có một số nguyên nhân thông thường khiến trẻ hay khóc đêm như là:
Trẻ mọc răng gây ra đau, ngứa, sốt
Trẻ khó chịu do bị đầy bụng, chướng bụng hoặc là đau bụng. Trường hợp này chủ yếu liên quan đến những vấn đề trong hệ tiêu hóa của trẻ. Trẻ bị rối loạn tiêu hóa khiến bụng chướng, đau bụng khó chịu dẫn đến quấy khóc.
Trẻ khát hoặc đói vào ban đêm.
Trẻ quá nóng hoặc là quá lạnh
Phòng ở bí hoặc ẩm thấp
Trẻ bị thiếu vitamin hoặc thiếu canxi. Thiếu canxi khiến cho việc tạo máu phải huy động canxi từ xương khiến cho trẻ còi cọc và hay quấy khóc.
Trẻ khóc do sự thay đổi thời tiết, do đi tiêm phòng gây ra đau hoặc sốt tạm thời
- Trẻ khóc do ngủ mơ. Nếu như buổi tối trẻ hoạt động nô nghịch quá nhiều hoặc giai đoạn đầu trẻ mới đi nhà trẻ cũng dễ nằm mơ và khóc vào ban đêm.
>>> Xem thêm: Lý giải tại sao bé thường khóc vào nửa đêm
2. Cách dỗ trẻ sơ sinh khóc đêm như thế nào?
Vì có rất nhiều nguyên nhân có thể khiến cho trẻ khóc đêm vì thế khi trẻ có hiện tượng quấy khóc nhiều vào ban đêm. Cha mẹ cần phải bình tĩnh tìm hiểu nguyên nhân khiến trẻ khóc là gì. Nếu trẻ khóc do một trong các nguyên nhân như sốt, đói, quá nóng, quá lạnh, đau bụng, ngủ mơ, thay đổi thời tiết... thì lúc này cha mẹ không nên quá lo lắng, chỉ cần khắc phục những nguyên nhân này là trẻ sẽ ngủ ngon trở lại.
Ngược lại, nếu như nguyên nhân không phải các dấu hiệu trên, cha mẹ cần để ý xem khi ngủ trẻ có những biểu hiện khác lạ như là ngáy, co giật, mộng du, hoảng sợ,... hay không. Từ đó đánh giá chính xác tình trạng của bé để cho con đi xét nghiệm các yếu tố vi lượng và xin lời khuyên từ bác sĩ nếu cần.
Cho dù nguyên nhân khiến cho trẻ khóc là gì thì trước mắt khi trẻ khóc điều cha mẹ cần làm nhất làm sao để dỗ trẻ nín nhanh nhất có thể, vì trẻ khóc nhiều tuy không nguy hiểm nhưng có thể ảnh hưởng đến tinh thần của cha mẹ vì thiếu ngủ, lo lắng, căng thẳng và ảnh hưởng đến sức khỏe của con do mệt mỏi và thiếu ngủ. Để khắc phục tình trạng này có một số cách dỗ trẻ sơ sinh khóc đêm đã được các chuyên gia y tế khuyến cáo mẹ nên làm theo như sau:
Cho trẻ bú
Đây là việc đầu tiên mẹ cần làm khi trẻ khóc, mẹ có thể cho con bú mẹ, bú bình hoặc bú sữa ấm. Ăn xong, trẻ dễ chịu và nín ngay
Tắm nước ấm cho trẻ
Ngâm mình cho trẻ trong nước ấm kèm theo hương vị cũng là một cách tốt giúp bé dễ chịu, mẹ cũng nên kết hợp tắm và massage nhẹ nhàng để thư giãn cho con.
Làm sao để trẻ an toàn dưới nước?
Khi nào nên đưa bé đi khâu vết thương?
Phụ nữ mang thai và tầm quan trọng của axit folic
Thứ tự mọc răng sữa của trẻ sơ sinh
Bệnh tan máu bẩm sinh, cần sự lưu tâm của mỗi cá nhân
Âu yếm và nựng trẻ
Trẻ nhỏ luôn cần sự yêu thương, âu yếm, nên khi con khóc mẹ hãy bế ẵm, vuốt nhẹ mặt, xoa đầu bé... sẽ tạo ra sự gần gũi và làm cho bé có cảm giác được yêu thương, bảo vệ và tăng cường mối dây liên kết tình mẫu tử.
Kiểm tra tã lót
Tã lót bị bẩn và ẩm ướt cũng là nguyên nhân khiến cho trẻ quấy khóc vì thế mẹ cần để ý tã lót cho trẻ, đồng thời kiểm tra thân nhiệt của bé. Nếu thấy con nóng quá, hãy bỏ bớt áo, quần và nếu lạnh, nên đắp ấm phù hợp cho trẻ.
Sử dụng âm thanh
Các lời ru nhẹ nhàng hay tiếng đọc thơ rì rầm, nghe nhạc êm dịu hoặc là bế trẻ đi chơi, tiếp xúc với các đồ vật mới... cũng là những cách khác giúp cho bé hưng phấn và bớt khóc.
Trường hợp trẻ mắc bệnh
Trong trường hợp trẻ mắc bệnh như sốt, đau bụng, suy dinh dưỡng...thì cha mẹ nhất thiết phải đưa bé đi khám và điều trị những bệnh trên.
Trên đây là một số thông tin về triệu chứng khóc đêm ở trẻ sơ sinh và cách dỗ trẻ sơ sinh khóc đêm đã được các chuyên gia y tế khuyên dùng mà cha mẹ nên biết, hi vọng với những thông tin mà Lily & WeCare vừa cung cấp, bạn đọc đã có thêm kiến thức từ đó từng bước hoàn thiện kĩ năng chăm sóc con của mình và hạn chế tình trạng khóc đêm của trẻ tốt hơn.>>> Xem thêm: Cách dỗ trẻ sơ sinh khóc hiệu quả mẹ cần biết
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!