Nếu thường xuyên phải đi khám bác sĩ, trẻ rất hay lo lắng, sợ hãi. Bé có thể khóc, quằn quại và không chịu đi. Vậy cha mẹ cần phải làm gì?
Điều đầu tiên bạn cần xem xét giai đoạn phát triển của trẻ. Trẻ em chỉ đang chú ý đến tính toàn vẹn của cơ thể. Trẻ có thể tự hỏi tóc và móng tay của mình bị làm sao mà bố mẹ phải cắt đi. Một số có thể thấy buồn khi đầu gối bị chảy máu và có một vết băng nhỏ. Một số khác có thể quan tâm đến việc nước tiểu hoặc phân bất thường. Cha mẹ có thể nhấn mạnh với con mình rằng việc đi khám bác sĩ sẽ không gây đau đớn để trẻ có thể yên tâm hơn.
Trẻ em thường sợ bác sĩ vì trông họ ở phòng khám với ở ngoài khác nhau. Một cách để giảm bớt sự lo lắng cho trẻ là bất cứ khi nào có thể hãy làm nhiều xét nghiệm cho trẻ một lúc. Ngoài ra nên để trẻ đi cùng cha mẹ để cha mẹ làm đầu mối đáp ứng yêu cầu của bé.
https://Lily & WeCare.vn/song-khoe/khoe-dep/7-bi-quyet-tuyet-cu-meo-de-xu-ly-lo-lang/
Ảnh minh họa.
Trẻ mẫu giáo đang phát triển kỹ năng nói nên có thể là đối tượng phức tạp hơn. Cha mẹ của các bé 3-4 tuổi thường phải động viên bé mỗi lần đi khám bác sĩ. Trẻ thường đặt ra câu hỏi như: Bác sĩ đó có tốt không? Liệu con có bị đau không? Con có được an toàn không? Một điều quan trọng cần nhớ rằng trẻ em không có chung suy nghĩ và kinh nghiệm sống như người lớn.
https://Lily & WeCare.vn/song-khoe/me-va-be/5-ky-nang-con-ban-can-phai-biet-khi-len-5-tuoi/
Nguyên tắc đầu tiên trong việc giúp đỡ trẻ vượt qua nỗi lo lắng như thế này không phải là để làm cho bé có niềm vui hay coi thường nỗi sợ hãi. Một cách tiếp cận tốt hơn là cho trẻ làm một số bài tập về nhà trước khi đưa con đi khám bác sĩ hoặc nha sĩ theo lịch đã hẹn.
Tìm hiểu những gì có thể xảy ra trước khi con đi khám để bạn có thể chuẩn bị cho con tin thần tốt nhất. Khi bạn nói về việc này, bạn không nên quá tập trung vào việc nó có thể gây đau đớn như thế nào, chẳng hạn như tiêm. Bạn cần bình tĩnh khi miêu tả những gì sẽ xảy ra và động viên tinh thần con mình.
Ảnh minh họa.
Ngoài ra, bạn không bao giờ được nói dối với trẻ. Đó là rất tai hại rất lớn cho sự tin tưởng giữa bố mẹ và con cái. Nếu bạn chuẩn bị đưa con đi tiêm phòng, bạn không thể nói sẽ đưa con đi chơi được. Nếu bé chuẩn bị được lấy máu, không được nói với bé rằng con sẽ không bị đau. Dưới đây là một số cách khác có thể giúp trẻ bớt sợ hãi khi đi gặp bác sĩ.
- Hỏi con bạn xem bé mong muốn điều gì và nếu có thể hãy đáp ứng nguyện vọng của con. Hãy nói chuyện với con trong lúc khám bệnh để con quên đi sự đau đớn.
- Đôi khi trẻ quan tâm đến những điều mà người lớn không nghĩ tới. Trẻ em thường gặp khó khăn trong suy nghĩ như thấy sợ hãi và hiểu lầm về bệnh của mình. Bố mẹ cần giải thích rõ và an ủi con.
- Hãy biến buổi đi khám bệnh đó thành chuyến đi vui vẻ nhất có thể. Nhiều phòng khám sẽ làm điều này miễn phí. Ví dụ có những phòng khám sẽ cho bé ngồi vào một chiếc ghế đặc biệt, nhìn vào gương cầm trên tay rồi tặng bé một món quà. Hay có những nơi các cô ý tá sẽ chơi trò chơi cùng trẻ...
- Vài ngày sau khi đi khám, bố mẹ có thể nói trước với con về lần đi khám tiếp theo để con có thể suy nghĩ về những gì đã xảy ra và cảm thấy ổn hơn sau tất cả những gì mình đã trải qua.
Theo: www.psychcentral.com
Làm sao để trẻ an toàn dưới nước?
Khi nào nên đưa bé đi khâu vết thương?
Phụ nữ mang thai và tầm quan trọng của axit folic
Thứ tự mọc răng sữa của trẻ sơ sinh
Khi nào nên tẩy giun cho trẻ
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!