Tiền sản giật hay còn được gọi là nhiễm độc thai nghén là một bệnh mà bất kì bà mẹ nào cũng có thể mắc phải, bệnh có thể gây ra những biến chứng cực kì nguy hiểm thậm chí là gây tử vong cho cả mẹ và bé. Vậy thì làm thế nào để mẹ ngăn ngừa tiền sản giật trong thai kỳ?. Hãy cùng Lily & WeCaretìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Những ai có nguy cơ mắc tiền sản giật cao hơn?
Mặc dù các chuyên gia vẫn chưa xác định được chính xác nguyên nhân gây tiền sản giật là gì nhưng vẫn có một số yếu tố được cho là khiến một số phụ nữ có nguy cơ lớn hơn người khác như là:
– Tuổi tác: người mang thai khi dưới 20 tuổi hoặc trên 35 tuổi.
– Cân nặng: người bị béo phì, với chỉ số BMI vượt quá 35.
– Đột biến do yếu tố V Leiden và gen angiotensinogen T235
– Bị mắc sẵn các bệnh: tiểu đường, lu-pút (lao da), huyết áp cao mãn tính, thận mãn tính và bệnh rối loạn tâm thần.
– Hội chứng kháng thể kháng phospholipid, thời tiết giá rét, ẩm ướt...
– Mang thai lần đầu
– Sinh đôi hoặc là đa thai.
– Khoảng cách giữa 2 lần mang thai quá lớn: thường được tính từ 10 năm trở lên kể từ lần sinh nở gần đây nhất.
– Có tiền sử bị tiền sản giật từ lần sinh trước hoặc do gia đình đã có người bị tiền sản giật.
Làm thế nào để ngăn ngừa tiền sản giật trong thai kỳ?
Hiện nay, các bác sĩ vẫn chưa đưa ra kết luận chắc chắn vì sao tiền sản giật phát triển. Do đó việc ngăn chặn và điều trị là hết sức khó khăn. Theo các bác sĩ chuyên khoa, muốn ngăn ngừa tiền sản giật trong thai kỳ mẹ nên lưu ý một số điều dưới đây.
Chủ động khám tiền sản giật
Theo Thạc sĩ Nguyễn Thành Vinh – Bệnh viện Phụ sản Hà Nội, để phòng ngừa tiền sản giật khi mang thai, các chị em nên đến bệnh viện, trung tâm y tế để khám thai thường xuyên. Đặc biệt là cần phải tuân thủ đúng lịch hẹn khám thai để có thể đo lường tình trạng huyết áp, protein trong nước tiểu nhằm phát hiện thật sớm các dấu hiệu của bệnh tiền sản giật.
Những chị em có con ở độ tuổi ngoài 35 – 36 tuổi, trước khi mang thai từng bị cao huyết áp, hoặc trong gia đình có người đã từng mắc tiền sản giật thì cần trao đổi trực tiếp với bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn cẩn thận.
Bên cạnh đó, các chị em cần nhận thức được những triệu chứng khác của tiền sản giật và nhanh chóng thông báo với bác sĩ để được điều trị càng sớm càng tốt. Bởi vì nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời thì cả mẹ và bé đều có thể bị đột quỵ, phù phổi cấp, hôn mê sâu và nghiêm trọng dẫn đến tử vong do biến chứng sản giật gây ra.
Giữ cân nặng ở mức hợp lý khi mang thai
Những người từng mắc tiền sản giật trong lần mang thai trước là một yếu tố nguy cơ dẫn đến tiền sản giật trong lần mang thai thứ hai. Hầu như không có cách nào để ngăn chặn tiền sản giật ở trường hợp này. Tuy nhiên, người bệnh có thể ngăn ngừa bệnh bằng cách làm giảm đi các yếu tố nguy cơ như có béo phì, tiểu đường thai kỳ và huyết áp cao từ trước.
Những vấn đề này thường xuất hiện nhiều hơn ở những người phụ nữ bị béo phì, thừa cân. Vì thế, khi chuẩn bị mang thai lần tiếp theo, bạn nên duy trì trọng lượng cơ thể hợp lý. Đây là một bước quan trọng để ngăn chặn tiền sản giật.
Liệu stress có làm giảm khả năng mang thai?
Những thực phẩm có lợi và giúp tăng khả năng mang thai
Phụ nữ mang thai và tầm quan trọng của axit folic
Tư thế nằm của mẹ bầu ảnh hưởng lớn đến thai nhi
Top những loại hạt dinh dưỡng dành cho bà bầu
Chế độ ăn uống và sinh hoạt hợp lý
Một chế độ ăn uống hợp lý khi mang thai sẽ đem lại sức khỏe tốt cho người mẹ và giảm tối đa nguy cơ mắc các bệnh trong quá trình mang thai như là: tiền sản giật, tiểu đường, cao huyết áp, thiếu sắt, thiết chất... Vì vậy để ngăn ngừa tiền sản giật chị em cần lưu ý thay đổi chế độ ăn uống, tuyệt đối không ăn các loại thức ăn mặn, chỉ ăn thức ăn nhạt để hạn chế phù nề và loại trừ được khả năng mắc bệnh.
Ngoài ra mẹ cũng nên bổ sung đầy đủ các loại chất như đạm, magie, vitamin D3, Canxi, Axit folic, vitamin C. Đồng thời tập thể dục nhẹ nhàng, đều đặn, thường xuyên để giúp duy trì cân nặng, giảm cân và tránh béo phì. Trong thời gian mang thai, mẹ cũng nên sắp xếp công việc sao cho khoa học nhất để có đủ thời gian nghỉ ngơi, chăm sóc bản thân và luôn giữ một tinh thần thật thoải mái giúp tránh xa bệnh tật.
Với những chia sẻ trên đây, hi vọng bạn đọc đã hiểu hơn về các cách ngăn ngừa tiền sản giật trong thai kỳ từ đó có cách chăm sóc bản thân trong thời gian mang thai tốt hơn.>>> Xem thêm: Phòng chống tiền sản giật bằng aspirin có hiệu quả?
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!