Hiện tượng sốt bắt nguồn từ rất nhiều nguyên nhân. Một trong số những nguyên nhân đó là bệnh tay chân miệng. Làm thế nào để nhận biết bệnh này và cách xử lý nằm ngay sau đây.
Bệnh tay chân miệng là gì?
Bệnh tay chân miệng là bệnh lây từ người này sang người khác, dễ gây thành dịch do vi rút đường ruột gây ra. Biểu hiện chính của bệnh tay chân miệng là tổn thương da, niêm mạc ở các vị trí đặc biệt như niêm mạc miệng, lòng bàn tay, lòng bàn chân, mông, gối. Bệnh có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm như viêm màng não, viêm cơ tim, phù phổi cấp dẫn đến tử vong nếu không được phát hiện sớm và xử trí kịp thời. Các trường hợp biến chứng nặng thường do vi khuẩn EV71 gây ra.
- Bệnh tay chân miệng lây qua đường tiêu hóa, nguồn lây chính từ nước bọt, phỏng nước và phân của trẻ nhiễm bệnh.
- Bệnh tay chân miệng gặp rải rác quanh năm ở hầu hết các địa phương.
- Bệnh thường gặp ở trẻ dưới 5 tuổi, đặc biệt tập trung ở nhóm tuổi dưới 3 tuổi. Các yếu tố sinh hoạt tập thể như trẻ đi học tại nhà trẻ, mẫu giáo là các yếu tố nguy cơ lây truyền bệnh, đặc biệt là trong các đợt bùng phát.
Bệnh tay chân miệng thường gặp ở trẻ dưới 5 tuổi.
>>> Xem thêm: Những điều cần biết về bệnh tay chân miệng
Nhận biết bệnh tay chân miệng
- Giai đoạn đầu bệnh tay chân miệng không dễ nhận biết do thời gian ủ bệnh kéo dài từ 3 đến 7 ngày. Khi khởi phát trong 1-2 ngày đa số biểu hiện là những triệu chứng như sốt nhẹ, mệt mỏi, đau họng, biếng ăn, tiêu chảy vài lần trong ngày. Với những dấu hiệu như vậy, đôi khi bé mắc bệnh tay chân miệng mà phụ huynh tưởng nhầm là bé bị ho, cảm hay đơn giản chỉ là mọc răng.
- Giai đoạn thứ hai khi biểu hiện của bệnh tay chân miệng trở nên rõ rệt, có thể phát hiện bệnh dễ dàng hơn. Những vết lở loét ở miệng là biểu hiện rõ nét nhất của bệnh. Những vết loét đỏ hay phỏng nước đường kính 2-3 mm ở niêm mạc miệng, lợi, lưỡi. Ở lòng bàn tay, lòng bàn chân, đầu gối hay mông xuất hiện những vết phỏng sau đó để lại vết thâm.
- Sốt và nôn, khó thở cũng thường là dấu hiệu của bệnh này.
Xử lý bệnh tay chân miệng như thế nào?
Phần lớn các trường hợp bệnh tay chân miệng không cần vào viện vì triệu chứng sẽ hết trong vòng 7 ngày mà không cần điều trị. Tuy nhiên, nếu không chắc trẻ có đúng là bị bệnh tay chân miệnghay không, có thể đưa trẻ đi khám bác sĩ. Cũng nên liên hệ với bác sĩ nếu:
- Trẻ không thể hoặc không chịu uống bất kỳ đồ uống gì.
- Trẻ có các dấu hiệu mất nước, bao gồm không đi tiểu nhiều như bình thường.
- Các triệu chứng của trẻ không cải thiện hoặc nặng lên sau 7 ngày.
- Trẻ có những triệu chứng phụ, như thay đổi tình trạng tâm thần, co giật, thay đổi tính cách và hành vi.
- Vệ sinh cá nhân sạch sẽ giúp phòng bệnh tay chân miệng.
Hiện nay, để điều trị bệnh tay chân miệngkhông cần dùng thuốc, chỉ dùng các phương pháp hỗ trợ. Mặt khác bảo đảm dinh dưỡng đầy đủ, nâng cao thể trạng sẽ giúp bệnh nhanh khỏi:
- Hạ sốt khi sốt cao bằng Paracetamol mỗi 6 giờ hoặc lau mát.
- Vệ sinh răng miệng.
- Nghỉ ngơi đầy đủ, tránh kích thích.
- Chỉ định nhập viện khi gặp biến chứng thần kinh, tim mạch, hô hấp hay nôn nhiều.
Cho trẻ nghỉ ngơi nhiều hơn khi bị bệnh.
Phòng bệnh tay chân miệng như thế nào?
- Hiện chưa có vắc xin phòng bệnh tay chân miệng, vì thế nên áp dụng các biện pháp phòng bệnh đối với bệnh lây qua đường tiêu hoá, đặc biệt chú ý tiếp xúc trực tiếp với nguồn lây.
- Chú ý vệ sinh cá nhân, rửa tay bằng xà phòng, rửa sạch đồ chơi, vật dụng, sàn nhà để bảo vệ trẻ khỏi nguồn lây.
- Khi trẻ mắc bệnh tay chân miệng nên chăm sóc bé bị bệnh tại nhà. Không đưa đến nhà trẻ, trường học trong tuần đầu tiên của bệnh.
- Cách ly theo nhóm bệnh tại các cơ sở y tế. Nhân viên y tế cần mang khẩu trang, rửa, sát khuẩn tay trước và sau khi chăm sóc người bệnh.
- Xử lý chất thải theo quy trình phòng bệnh lây qua đường tiêu hoá.
Thông qua những thông tin về bệnh tay chân miệng, hy vọng bạn đã thu nhận được những kiến thức vừa đủ để phòng tránh, nhận biết và xử trí bệnh tay chân miệng hợp lý. Qua đó, duy trì cho bản thân và người thân sức khỏe tốt nhất.
Tìm kiếm thông tin sức khỏe tại chuyên mục Sống khỏe của Lily & WeCare.
>>> Xem thêm: Trẻ bị bệnh tay chân miệng cần kiêng gì?
Làm sao để trẻ an toàn dưới nước?
Khi nào nên đưa bé đi khâu vết thương?
Phụ nữ mang thai và tầm quan trọng của axit folic
Thứ tự mọc răng sữa của trẻ sơ sinh
Bệnh tan máu bẩm sinh, cần sự lưu tâm của mỗi cá nhân
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!