Cách phòng và tránh chứng nhiều đờm

Vui khỏe - 01/16/2025

Chứng nhiều đờm trong cổ họng là căn bệnh thường gặp ở mọi lứa tuổi nhưng nhiều hơn cả vẫn là ở nhóm trung và cao tuổi.

Chứng nhiều đờm trong cổ họng là căn bệnh thường gặp ở mọi lứa tuổi nhưng nhiều hơn cả vẫn là ở nhóm trung và cao tuổi.

Đờm là chất dịch đậm đặc, kết dính bịt kín lỗ mũi, cổ họng gây khó thở. Đây cũng là dấu hiệu cho thấy hệ thống miễn dịch làm việc tốt để kháng viêm. Tuy nhiên, nếu nặng và có quá nhiều đờm lại là dấu hiệu của nhiều loại bệnh, nhất là cảm cúm, cảm lạnh gây đau nhức, khó chịu cho con người…

Nguyên nhân

Dị ứng: Nguyên nhân phổ biến nhất đối với bệnh có quá nhiều đờm trong cổ họng là do dị ứng phấn hoa, khói, ô nhiễm và thậm chí cả thực phẩm… Tất cả các nguyên nhân trên đều có thể gây bài tiết nhiều chất nhầy từ các màng nhầy. Những người quá nhạy cảm với khói thuốc, khói và các loại, hay khí độc nên tránh tiếp xúc với các môi chất gây bệnh. Khi đi ra ngoài, nên mang khẩu trang che mũi, miệng để hạn chế tiếp xúc môi chất độc hại.

Hút thuốc: Cũng là nguyên nhân tạo bệnh có quá nhiều đờm trong cổ họng cũng như đờm trong mũi. Hút thuốc kéo dài có thể gây viêm màng nhầy và làm tăng sản xuất đờm trong mũi và cổ họng. Ngoài ra, nếu vừa hút thuốc lại nghiện rượu và các loại thực phẩm chứa cafein cũng làm cho bệnh tình thêm trầm trọng.

Cách phòng và tránh chứng nhiều đờm

Ảnh minh họa - Internet

Nhiễm trùng: Nhiễm trùng xoang, viêm xoang là những căn bệnh gây tăng tiết nhiều chất nhầy, đây là cơ chế kháng viêm bởi chất nhầy giúp chống vi khuẩn xâm nhập nhưng có quá nhiều đờm lại là dấu hiệu của nhiễm trùng.

Do virút: Nhiễm virút được xem là một trong những nguyên nhân quan trọng phát sinh bệnh có quá nhiều đờm trong cổ họng như: virút gây bệnh sởi, ho gà, thủy đậu và bạch cầu đơn nhân.

Ngoài ra, bệnh có quá nhiều đờm trong cổ họng còn có yếu tố về sinh lí, chức năng sinh lí của mũi và cổ họng bị suy yếu làm cho đờm bị kẹt trong mũi và cổ họng hoặc vách ngăn bị lệch dẫn đến làm chệch đường lưu thông của đờm. Bệnh gây khó chịu và đôi khi còn chảy máu nhẹ, nó còn liên quan với các triệu chứng khác như đau cổ họng hay viêm họng.

Cách phòng tránh và chữa trị

Đối với bệnh có quá nhiều đờm trong cổ họng người ta có thể dùng thuốc thông mũi, thuốc xịt mũi, thuốc nhỏ mũi và các loại thuốc long đờm. Nếu có nhiều đờm mà do dị ứng hoặc nhiễm trùng thì có thể điều trị bằng thuốc kháng histamin. Trong trường hợp bị nhiễm trùng, các bác sĩ thường kê đơn thuốc kháng sinh. Ngoài thuốc tây để điều trị bệnh người ta có thể áp dụng một số loại thuốc cổ truyền dưới đây:

Tinh dầu có tác dụng loại bỏ đờm dễ dàng bằng cách mát-xa. Cách làm: Trộn 1 muỗng canh dầu hoa oải hương hay tinh dầu bạc hà và húng tây, với 2 muỗng canh dầu ô-liu xoa lên cổ họng và ngực của người bệnh. Thủ thuật này có tác dụng nới lỏng đờm tích trong cổ họng, giúp ho và dễ thở bằng đường mũi.

Trà thảo dược:Uống các loại trà thảo dược nóng như trà chanh hoặc trà hoa cúc pha thêm chút mật ong có thể giúp long đờm, thoát đờm một cách tự nhiên, riêng mật ong có tác dụng giảm kích thích, giảm đau. Các loại trà dược là nguồn cung cấp chất chống ôxy hóa và giúp tăng cường hệ miễn dịch cũng như có tác dụng kháng viêm.

Tỏi và gừng: Cả hai loại thực phẩm này đều có tác dụng kháng viêm và long đờm. Vì vậy, nhai vài lát gừng nhỏ sẽ có tác dụng tức thì. Riêng tỏi là một loại kháng sinh tự nhiên rất tốt, mỗi ngày nên ăn 5, 6 nhánh tỏi sẽ giúp ngăn ngừa viêm nhiễm.

Súc miệng nước muối: Súc miệng nước muối có tác dụng giảm viêm và làm dịu họng, làm nóng vùng cổ họng và cuối cùng giúp hóa lỏng chất nhầy nhanh. Có thể bổ sung dầu bạch đàn vào nước nóng để tạo hơi súc miệng cũng có tác dụng giúp long đờm nhanh.

Uống ít nhất 8 ly nước mỗi ngày để nới lỏng đờm và chất nhầy. Thổi mũi thường xuyên để ngăn chặn đờm chảy vào trong. Hít thở trong hơi nước như trong bồn tắm, sông hơi hoặc tắm nước nóng sẽ giúp thở dễ và long đờm nhanh. Hạn chế tiếp xúc với chất kích thích có trong chất tẩy rửa gia dụng, sơn, hóa chất hoặc khói thuốc lá. Nên ăn thức ăn cay, cải ngựa hoặc ớt để giúp dễ thở và long đờm. Bỏ thuốc lá, bởi khói thuốc kích thích cổ họng và làm cho tình trạng hô hấp thêm trầm trọng. Tránh dùng các loại thực phẩm như sữa, thực phẩm chiên nướng, nhiều đường, nhiều mỡ làm tăng sản xuất chất nhầy.

Ngoài các cách làm nói trên, cần tăng cường bài tập cho vùng ngực và phổi như thở sâu. Sẵn sàng ho và hắt hơi nếu có thể để thoát đờm ứ trong vòm họng. Duy trì môi trường sống trong lành, năng vận động, tránh xa cuộc sống tĩnh tại, nằm nhiều và ngồi nhiều.

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!