Cách xác định tinh hoàn to hay nhỏ: Hãy ghi nhớ 3 thời điểm 'tăng kích cỡ' quan trọng nhất

Sức khỏe sinh sản - 11/24/2024

Trong thực tế, kích thước của tinh hoàn to hay nhỏ cũng góp phần quyết định rằng bạn có phải là 'người cha tốt' trong tương lai hay không.

Cách xác định tinh hoàn to hay nhỏ: Hãy ghi nhớ 3 thời điểm 'tăng kích cỡ' quan trọng nhất

Tinh hoàn quá nhỏ có thể dẫn đến vô sinh

Nhắc đến vô sinh, rất nhiều người sẽ đổ lỗi cho vấn đề tinh trùng trong khi không cố gắng tìm ra nguyên nhân gốc rễ. Trong thực tế, kích thước của tinh hoàn to hay nhỏ cũng góp phần quyết định rằng bạn có phải là 'người cha tốt' trong tương lai hay không.

Chúng ta đều biết, trong tinh hoàn có cơ quan sản xuất tinh trùng với những ống tinh nhỏ gấp khúc. Thông thường, kích thước của tinh hoàn to hay nhỏ có liên quan đến mức độ sản xuất testoterone cao hay thấp.

Trong phạm vi kích thước tinh hoàn bình thường, thì tinh hoàn càng to, mức testosterone càng cao, và ngược lại, nếu kích cỡ tinh hoàn nhỏ thì mức testosterone thấp hơn.

Kích cỡ của tinh hoàn: Khi sinh ra nam giới sẽ có 2 tinh hoàn, đến lúc trưởng thành mỗi tinh hoàn sẽ có kích cỡ trung bình từ 4,5 x 2,5 cm, nặng khoảng 10 – 15 gram.

Nói chung, kích thước của tinh hoàn bình thường ở nam giới da vàng là từ 15 đến 25 ml (theo đơn vị tính của người Trung Quốc, tương đương gram), kích thước tinh hoàn của người da trắng là khoảng 20 đến 30 ml, còn kích thước của người da màu Châu Phi thì còn lớn hơn.

Nếu người có kích thước tinh hoàn nhỏ hơn 12, thì được gọi là tinh hoàn nhỏ, đây thuộc về một loại bệnh, có thể khiến khả năng sinh sản thấp do khả năng sinh tinh thấp hơn. Tinh hoàn càng nhỏ, thì khả năng sinh sản càng ít, thậm chí vô sinh.

Vì vậy, hãy chú ý đến kích thước tinh hoàn, nam giới có 'trứng bé tí' thì khả năng sinh sản thấp, tỉ lệ có con còn thấp hơn nhiều.

Cách xác định tinh hoàn to hay nhỏ: Hãy ghi nhớ 3 thời điểm 'tăng kích cỡ' quan trọng nhất

Làm sao để nhận biết kích thước tinh hoàn to hay bé?

Tinh hoàn có kích thước như thế nào được coi là bình thường?

Thông thường, nếu không sử dụng các thiết bị chuyên dụng, người bình thường có thể dùng ngón tay trỏ và ngón tay cái kết hợp sờ vào tinh hoàn, sau đó ước lượng thể tích hoặc kích cỡ, rồi trừ đi độ dày của phần da bìu, cũng dùng tay để sờ và ước lượng. Cuối cùng sẽ có thể biết một cách tương đối kích thước của tinh hoàn.

Khi kiểm tra bằng tay, nên ước lượng cả chiều ngang và chiều dọc của 'trứng' để tính toán dễ dàng hơn.

Nếu khối lượng tinh hoàn của người trưởng thành ít hơn 10 ml thì được xem là tinh hoàn nhỏ, nếu có kích cỡ lớn hơn 25 ml là tinh hoàn lớn, cả hai trường hợp này đều được xem là không bình thường.

Kích thước tinh hoàn bình thường của nam giới trong độ tuổi sinh sản có thể được duy trì trong một thời gian dài, thường đến khi sau tuổi 55, khả năng sinh sản mới dần dần suy yếu. Về mặt lịch sử, như Picasso, Charlie Chaplin là điển hình cho những người sinh con muộn.

Theo kết quả kiểm tra, tinh hoàn của nam giới trên 50 tuổi vẫn rất linh hoạt, chưa bị giảm khối lượng tinh hoàn, sau hơn 60 tuổi, tinh hoàn mềm dần.

Cách xác định tinh hoàn to hay nhỏ: Hãy ghi nhớ 3 thời điểm 'tăng kích cỡ' quan trọng nhất

Hãy lưu ý 3 giai đoạn 'tăng trưởng' tinh hoàn quan trọng nhất

1. Giai đoạn bào thai

Kể từ sau khi sinh đến 2 tuổi, cha mẹ nên chú ý quan sát xem bé trai có bị chứng 'tinh hoàn ẩn' hay không. Thông thường, tinh hoàn của trẻ sẽ nằm trong bụng thai nhi, khi sinh ra thì chúng mới chạy xuống bìu. Tinh hoàn cần mức nhiệt độ thấp hơn 2 độ so với nhiệt độ cơ thể.

Nếu như tinh hoàn của trẻ ẩn trên bụng, không đi xuống bìu, nhiệt độ cơ thể cao sẽ làm hỏng 'trứng'. Từ đó có thể dẫn đến vô sinh khi trẻ trưởng thành, thậm chí có nguy cơ cao gây ung thư tinh hoàn.

Sau khi sinh bé trai, cha mẹ nên chú ý quan sát tinh hoàn của trẻ có bị ẩn hay không, trong bìu của trẻ có 'hạt đậu' hay không, nếu thấy bất thường thì khẩn trương đi khám.

2. Giai đoạn tuổi học sinh

Hãy chú ý đến việc bài tiết hormone của bé trai có bình thường hay không. Trong 2 loại hormone nam, thì sự bài tiết của hormone adrenaline bắt đầu tăng từ khoảng 7 tuổi, còn hormone testosterone thì bắt đầu tăng mạnh lên từ khoảng 10 tuổi.

3. Giai đoạn dậy thì

Thông thường, trẻ từ 10-12 tuổi bắt đầu mọc lông mu, tinh hoàn cũng bắt đầu to lên, bắt đầu quá trình sinh tinh. Nếu đứa trẻ có tinh hoàn bên lớn bên nhỏ, miễn là sự khác biệt kích cỡ không quá lớn, thì vẫn xem là bình thường. Cha mẹ nên nhắc nhở con trai mình quan sát kỹ những thay đổi.

Trong giai đoạn này nên đặc biệt chú ý phòng ngừa các bệnh liên quan ví dụ như viêm tuyến giáp, hay quai bị, vì virus quai bị có thể xâm nhập vào tinh hoàn, có thể làm hỏng ống dẫn tinh trong bộ máy sản xuất tinh trùng.

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, trẻ trong giai đoạn từ 13-18 tuổi bị quai bị, sẽ có tỉ lệ khoảng 30% trẻ bị viêm tinh hoàn sau này.

Bên cạnh đó, thường ngày, nam giới cũng nên chú ý tránh làm chấn thương vùng tinh hoàn. Tốt nhất nên giữ cho bộ phận sinh dục sạch sẽ, vệ sinh mỗi ngày một lần; tránh các tư thế ngồi gây áp lực lên tinh hoàn; quan hệ tình dục phải chú ý tiết chế ở mức phù hợp, tránh sinh hoạt tình dục không đúng cách gây tổn thương tinh hoàn.

Theo Health/39

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!