Cách xử lý ngộ độc thực phẩm nhẹ bạn nên biết

Kiến Thức Y Học - 01/19/2025

Ngộ độc thực phẩm nhẹ tuy không quá nguy hại nhưng cũng cần phải xử lý nhanh chóng, kịp thời để đảm bảo sức khỏe tốt nhất. Vì vậy bài viết dưới đây Lily & WeCare sẽ hướng dẫn các bạn các biện pháp xử lý ngộ độc thực phẩm ngay tại nhà để mang đến an toàn cho sức khỏe, tính mạng.

Ngộ độc thực phẩm nhẹ tuy không quá nguy hại nhưng cũng cần phải xử lý nhanh chóng, kịp thời để đảm bảo sức khỏe tốt nhất. Vì vậy bài viết dưới đây Lily & WeCare sẽ hướng dẫn các bạn các biện pháp xử lý ngộ độc thực phẩm ngay tại nhà để mang đến an toàn cho sức khỏe, tính mạng.

Những nguyên nhân gây ngộ độc thực phẩm nhẹ

Ngộ độc thực phẩm có nhiều nguyên nhân, nhưng dưới đây là một số nguyên nhân chính gây ra tình trạng này:

  • Trong thực phẩm có chứa một số chất độc tự nhiên do hiện tượng sử dụng hóa chất, thuốc bảo vệ thực vật vẫn còn tồn dư.

  • Chế biến thức ăn chưa được chín, vẫn còn sống.

  • Thực phẩm có chứa một số chất bảo quản, chất tạo màu, tạo mùi, tạo vị,...

  • Trong thực phẩm bị siêu vi, ký sinh trùng, siêu vi nên xâm nhập vào cơ thể dễ dẫn đến ngộ độc,....

Cách xử lý ngộ độc thực phẩm nhẹ bạn nên biết

Thực phẩm nếu không được xử lý đúng cách trước khi chế biến sẽ gây ngộ độc.

Những triệu chứng của ngộ độc thực phẩm nhẹ

Ngộ độc thực phẩm nhẹ dễ phát hiện bởi những triệu chứng biểu hiện ra bên ngoài như:

  • Khó chịu trong bụng, gây buồn nôn và nôn: ngay khi bị ngộ độc, bệnh nhân sẽ cảm thấy khó chịu trong bụng kèm theo các dấu hiệu buồn nôn và nôn nhằm loại bỏ chất độc ra bên ngoài.

  • Buồn nôn chính là dấu hiệu thường gặp nhất khi bị ngộ độc thức phẩm. Các tác nhân gây hại như vi khuẩn, nấm, hóa chất,... tấn công đường ruột. Lúc này hệ miễn dịch của cơ thể lập tức hoạt động và phản ứng lại bằng cách buồn nôn, nôn mửa để thải bớt độc tố ra ngoài.

  • Bị tiêu chảy: tiêu chảy cũng là dấu hiệu của ngộ độc thực phẩm. Số lần đi tiểu sẽ tăng lên kèm theo hiện tượng chướng bụng đầy hơi, chuột rút, ra nhiều mồ hôi.

  • Thân nhiệt tăng: Thường thì khi bị tiêu chảy nhiều lần sẽ khiến nhiệt độ cơ thể tăng lên nhằm tấn công lên các vi khuẩn gây hại.

  • Đau nhức đầu: khi bị ngộ độc nhẹ thì cơn đau đầu của người bệnh sẽ nhẹ hơn là ngộc độc nặng. Nguyên nhân gây ra hiện tượng này có thể do tình trạng nôn mửa, tiêu chảy hay do vi khuẩn, vi rút,...

Cách xử lý ngộ độc thực phẩm nhẹ bạn nên biết

Nôn ói là triệu chứng rõ rệt nhất khi bị ngộ độc.

Xử trí ra sao khi bị ngộ độc thực phẩm nhẹ

Ngay khi phát hiện dấu hiệu của ngộ độc thực phẩm cần nhanh chóng cho người bệnh uống thật nhiều nước để giữ nước cho cơ thể. Uống một cách chậm rãi, từng ngụm một.

Khi đã nôn xong cần cho người bệnh ăn một số loại đồ ăn nhẹ như bánh mì, bánh ngọt,... để bồi bổ dưỡng chất, giúp cơ thể phục hồi. Ngoài ra bạn có thể cho người bệnh uống nước trắng hay những chất điện giải để bổ sung nước và dinh dưỡng cho cơ thể.

Bổ sung probiotic nhằm giúp cơ thể dễ dàng tiêu hóa thức ăn và cân bằng hệ đường ruột, chống lại những vi khuẩn gây bệnh.

Tiếp đến người bệnh cần được nghỉ ngơi trong môi trường yên tĩnh, thoáng khí và không bị ô nhiễm.

Lưu ý: khi bị ngộ độc thực phẩm tuyệt đối không dùng thuốc điều trị đi ngoài vì sẽ gây hại cho đường tiêu hóa.

Bài viết đã giúp các bạn hiểu rõ hơn về ngộ độc thực phẩm nhẹ. Hi vọng qua đây các bạn sẽ biết cách xử lý kịp thời khi bị ngộ độc để đảm bảo sức khỏe tốt nhất.>>> Xem thêm: Cách điều trị ngộ độc thức ăn ngay tại nhà

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!