Thăm khám trước khi mang thai là một việc rất cần thiết nhằm giúp con bạn sinh ra sẽ được khỏe mạnh. Sau đây Lily & WeCare sẽ cung cấp cho bạn những kiến thức cần thiết về việc thăm khám ở nữ giới trước khi mang thai.
Quá trình thăm khám có thể bao gồm:
Làm xét nghiệm
Làm xét nghiệm trước khi mang thai giúp kiểm tra sức khỏe người mẹ cũng như phát hiện một số bệnh nguy hiểm tiềm ẩn.
Các xét nghiệm nên làm là:
- Xét nghiệm công thức máu, sinh hóa máu: Giúp kiểm tra các bất thường về máu, xem bạn có bị thiếu máu không? Bởi máu không chỉ có nhiệm vụ nuôi dưỡng người mẹ mà còn có nhiệm vụ nuôi dưỡng thêm một thai nhi bé nhỏ.
Ngoài ra xét nghiệm máu còn giúp phát hiện các bệnh về gan, thân,...
- Xét nghiệm nước tiểu: Tìm ra các thành phần bất thường trong nước tiểu như: hồng cầu, bạch cầu, protein, glucose, vi khuẩn...
Thăm khám trước khi mang thai mang tới nhiều lợi ích.
- Siêu âm ổ bụng: Phát hiện những bất thường về ổ bụng, gan, lá lách, thận cũng như có đánh giá chung về tình trạng sức khỏe.
- Xét nghiệm một số bệnh lây truyền qua đường máu: như Viêm gan B, HIV...
-Xét nghiệm ung thư cổ thử cung: Ung thư cổ tử cung là một bệnh rất nguy hiểm, không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản mà còn ảnh hưởng đến tính mạng của người mẹ nếu không được điều trị kịp thời.
Khám những bệnh gì trước khi mang thai
-Tẩy giun sán:
Nên tẩy giun khoảng 2 tháng trước khi mang thai vì trong quá trình mang thai, bạn không được phép tẩy giun. Ngoài ra cũng nên tẩy giun cho các thành viên trong gia đình vì giun sán có thể lây nhiễm chéo.
-Sức khỏe răng miệng:
Kiểm tra sức khỏe răng miêng trước khi mang thai rất quan trọng. Theo nghiên cứu, có tới 80% bà mẹ truyền bệnh cho con trong thời gian thai. Nhiều trường hợp, bệnh răng miệng còn dẫn đến sinh non.
-Khám phụ khoa:
Một số bệnh phụ khoa có thể ảnh thưởng đến khả năng sinh sản, dẫn đến thai lưu, sinh non như nhiễm Clamydia, bệnh giang mai....
Khám răng miệng là rất quan trọng
-Khám các bệnh về tim:
Có thể làm điện tâm đồ để phát hiện sớm những vấn đề về tim. Khi mang thai, tim sẽ phải làm việc gấp đôi để tăng cường lượng máu nuôi em bé. Do đó một trái tim khỏe mạnh là rất cần thiết.
-Khám bệnh tiểu đường:
Bệnh tiểu đường có thể gây nên nhiều biến chứng cho cả 2 mẹ con. Nếu người mẹ mắc bệnh thì cần kiểm soát tốt lượng đường và cần thực hiện một chế độ ăn uống, vận động phù hợp.
Ngoài ra cũng cần kiểm soát tốt các bệnh như đông kinh, huyết áp thấp,...-các bệnh mãn tính bởi chúng gây nguy hiểm cho cả mẹ và con.
Tiêm phòng
Nên tiêm phòng một số bệnh như rubella, cúm, thủy đậu, viêm gan siêu vi B, uốn ván... Những bệnh này nếu mắc trong thời gian mang thai có thể gây hậu quả nặng nề đến sự phát triển thai nhi.
Nếu dưới 26 tuổi thì có thể tiêm phòng vi rút HPV.
Thời gian tiêm phòng thích hợp là 3 tháng trước khi mang thai.
Tham vấn di truyền
Ngoài ra tham vấn di truyền là vô cùng cần thiết. Việc này sẽ giúp bạn biết được con có nguy cơ mắc các bệnh di truyền từ bố mẹ hay không, vợ chồng có nên có con hay không?
Các mẹ cũng nên tham vấn di truyền trước khi mang thai
Liệu stress có làm giảm khả năng mang thai?
Những thực phẩm có lợi và giúp tăng khả năng mang thai
Phụ nữ mang thai và tầm quan trọng của axit folic
Tư thế nằm của mẹ bầu ảnh hưởng lớn đến thai nhi
Top những loại hạt dinh dưỡng dành cho bà bầu
Một số nguy cơ về bệnh di truyền là: bệnh xơ nang, các bệnh lý hemoglobin, bệnh teo cơ tủy; tiền sử gia đình có người bị tâm thần; vợ chồng có quan hệ họ hàng, máu mủ;...
Mang thai không chỉ là thiên chức mà nó còn gắn liền với trách nhiệm. Bất cứ người mẹ nào cũng muốn con sinh ra được khỏe mạnh và thăm khám trước khi mang thai có thể giúp mẹ chuẩn bị được sức khỏe tốt cho cả 2 mẹ con.
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!