Thạch rau câu
Thạch rau câu là đồ ăn ngọt mát, màu sắc bắt mắt được nhiều trẻ em yêu thích. Tuy nhiên, thạch rau câu cũng là loại dị vật gây hóc nặng nề nhất cho trẻ. Thạch rau câu là vật thể tròn, nhẵn và trơn khi rơi xuống thanh quản sẽ gây nghẹt thở cho trẻ nhanh hơn. Bên cạnh đó, do thạch mềm nên dễ dàng biến đổi hình dạng, bít đường thở, làm tử vong nhanh hơn. Thậm chí, ngay cả khi cấp cứu kịp thời, các bác sĩ cũng gặp khó khăn để lấy ra. Chính vì vậy, các bác sĩ khuyến cáo khi trẻ dưới 5 tuổi ăn rau câu cần có sự giám sát của người lớn. Bạn nên cắt thạch thành từng phần nhỏ trước khi cho trẻ ăn.
Xúc xích
Theo viện Hàn lâm Nhi khoa Mỹ, những thực phẩm có dạng hình ống như xúc xích dễ dàng làm bé nghẹn khi ăn, nhất là đối với trẻ dưới 3 tuổi. Với hình dáng tròn, thịt trơn mềm nên xúc xích dễ khiến trẻ bị hóc ở cuống họng. Do vậy, bạn nên chẻ đôi hoặc cắt xúc xích thành từng miếng nhỏ để cho trẻ ăn.
Kẹo
Đây là đồ ăn khoái khẩu của nhiều đứa trẻ. Tuy nhiên, kẹo cũng là một trong những món ăn chứ nguy cơ gây nghẹn rất cao, bao gồm: kẹo cứng, kẹo dẻo và kẹo cao su. Theo báo cáo của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh, những trường hợp cấp cứu do nghẹn kẹo ở trẻ em chiếm tới 19%. Để đảm bảo an toàn cho trẻ, các mẹ nên lựa chọn kẹo mềm và có hình tròn để trẻ dễ nuốt hơn, không bị mắc ở cổ. Để kẹo tránh xa tầm tay trẻ và chỉ cho trẻ ăn kẹo khi có mặt của người lớn.
Trẻ dễ bị hóc khi ăn kẹo cứng (Ảnh minh họa: Internet)
Hạt chân trâu
Trà sữa chân trâu là thức uống ưa thích của nhiều đứa trẻ. Tuy vậy, các chuyên gia cũng đặc biệt khuyến cáo nếu sử dụng hạt chân trâu không đúng cách có thể gây ra hóc chết người. Nhiều trẻ em thích dùng ống hút để nghịch ngợm những hạt trân châu đen tròn, trơn bóng rồi hút mạnh vào miệng. Với đường kính khá lớn của hạt chân trâu, cổ họng, yết hầu và khí quản của trẻ khó có đủ độ rộng để những hạt này trôi xuống dễ dàng, do vậy trẻ dễ bị hóc và gặp nguy hiểm. Cha mẹ nên cẩn trọng tránh cho con em mình ăn những hạt trân châu này.
Bánh quy
Bánh quy mềm và có thể tan chảy trong miệng bé, đồng thời cũng khiến bé dễ bị nghẹn và sặc. Do vậy, bạn nên cho bé nếm từng chút một, bẻ thành từng miếng vụn nhỏ. Khi bé ăn bánh quy nên khuyến khích trẻ uống thêm nước để dễ hòa tan lượng bột trong cuống họng nhỏ bé của trẻ.
Bắp rang bơ
Với mùi vị thơm ngon, ngầy ngậy, màu sắc hấp dẫn, bắp rang bơ trở thành món ăn khoái khẩu của nhiều trẻ em. Tuy nhiên, với kích cỡ, hình dáng và bề mặt của bỏng ngô sẽ khiến trẻ dễ bị hóc nghẹn ở cổ. Đặc biệt, phần hạt chưa nổ của bỏng sẽ trở thành mối nguy hiểm lớn nhất gây ra những cơn co thắt ở cổ họng. Do vậy, bắp rang bơ chỉ thích hợp với những trẻ đã lớn hẳn hoặc nếu cho trẻ em ăn thì cần có sự giám sát của người lớn.
Bắp rang bơ dễ gây co thắt cổ họng ở trẻ khi ăn (Ảnh minh họa: Internet)
Các loại hạt
Hạt lạc, hạnh nhân, hạt ngô, hạt hướng dương... có kích cỡ và hình dáng tròn, thuôn dài nên rất khó để trẻ có thể nhai bằng răng sữa. Đặc biệt, khi bé chưa đủ răng, ăn các loại hạt này sẽ dễ bị trôi tuột vào bên trong cổ họng và mắt kẹt ở cổ, gây nguy hại đến tính mạng của trẻ. Chính vì vậy, cha mẹ nên hạn chế cho trẻ ăn quá sớm những loại hạt này.
Trái cây
Hoa quả rất tốt cho sức khỏe, giàu vitamin và những chất dinh dưỡng thiết yếu cho sự phát triển toàn diện của trẻ. Tuy nhiên, với một số loại quả như táo, hồng xiêm, nho... nếu bạn cho trẻ ăn không đúng cách những lớp ruột cứng, hạt... trong các loại quả này sẽ dễ mắc kẹt trong miệng, khiến trẻ bị hóc. Do vậy, khi cho trẻ ăn hoa quả, bạn cần loại bỏ hết hạt cứng, cắt thành từng lát nhỏ hoặc xay nhuyễn để trẻ ăn dễ dàng hơn.
Hồng Nam
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!