Hiện nay, bên cạnh ô nhiễm nước, ô nhiễm không khí... ô nhiễm tiếng ồn cũng đang là vấn đề đáng lo ngại. Theo một nghiên cứu của Viện nghiên cứu Thính Lực – Đại học College London (Anh), 20% tronng số chúng ta có nguy cơ bị tổn hại thính giác từ những yếu tố đời thường hằng ngày.
Tiếng ồn được đo bằng đơn vị Decibel (dB). Ví dụ: tiếng mưa cỡ khoảng 40 dB, tiếng máy sấy tóc khoảng 90 dB, tiếng búa khoan khoảng 120 dB....
Tiếng ồn gây hại cho thính giác do làm tổn thương các tế bào nhỏ ở tai trong – những tế bào đóng vai trò chuyển sóng âm thành tín hiệu thần kinh, gửi những tín hiệu này theo dây thần kinh thính giác đến vỏ não để xử lý. Những thiệt hại này trong thời gian ngắn có thể là tạm thời do những tế bào tai trong có thể phục hồi chức năng. Tuy nhiên, nếu kéo dài sẽ rất nguy hiểm cho thính giác, thậm chí có thể gây điếc
Tiếng ồn gây hại cho thính giác không chỉ dựa vào độ to mà còn phụ thuộc vào độ dài của thời gian tiếp xúc. Theo các nhà khoa học, mức an toàn tối đa hàng ngày của tiếng ồn là 85dB – tương đương mức ảnh hưởng của 1 dao cạo điện liên tục trong 8 giờ đồng hồ.
Theo đó, những tiếng ồn có thể gây điếc nếu tiếp xúc trong khoảng thời gian dài bao gồm:
- Tiếng ồn của máy xay thức ăn (88dB) nếu tiếp xúc hơn 4 giờ
- Tiếng ồn máy sấy tóc (91dB) nếu tiếp xúc trên 2 giờ
- Tiếng ồn do máy khoan (94dB) nếu tiếp xúc trên 1 giờ
- Tiếng ồn của máy bay phản lực ở độ cao khoảng 305m (103dB) trong hơn 7 phút
- Tiếng ồn giao thông trên cao tốc (88dB) trong hơn 30 phút
Ngoài ra, mức độ tổn hại thính lực còn phụ thuộc vào loại tiếng ồn. Tiếng khóc của trẻ em chỉ đạt 110dB nhưng có thể gây tổn thương nghiêm trọng hơn những tiếng ồn 110 dB khác do có thể gây stress, căng thẳng cho người nghe. Tiếng ồn từ mũi khoan của nha sĩ chỉ khoảng 90dB nhưng tạo cảm giác tê tai, khó chịu và gây tổn hại nhiều hơn so với những tiếng ồn 90dB khác.
Một số tiếng ồn gây điếc khác như: tiếng cưa tròn (114dB) tiếng búa (130dB), tiếng ồn trong nhà hàng (108dB)
Theo Tiến sĩ Backus của nhóm nghiên cứu: “khác với việc chịu tác động từ tiếng ồn do người khác hoặc nơi khác phát ra, việc một người tự tạo ra tiếng ồn cho chính mình, bằng cách nói chuyện hoặc chơi một nhạc cụ có thể kích thích một số cơ chế bảo vệ trong tai. Cơ bắp trong tai căng lên và ngăn chặn xương di chuyển nhiều và các tế bào trong tai giúp khuếch đại âm thanh có thể được chuyển xuống như một phần của cơ chế bảo vệ của cơ thể” – theo đó, mỗi người có thể tự rèn luyện để “kích hoạt” hệ thống tự bảo vệ của cơ thể .
Các nhà khoa học cũng khuyến cáo người dân, đặc biệt những người thường xuyên tiếp xúc với tiếng ồn lớn nên đeo thiết bị bảo vệ tai trong quá trình làm việc, đồng thời hạn chế đến mức tối đa có thể việc tiếp xúc với tiếng ồn.
Theo: Practo
Chế độ ăn 3 bữa 1 ngày có phải là tốt?
Liệu trứng có tốt cho sức khỏe?
Lượng đường trong cơ thể bao nhiêu là vừa phải ?
Muối ăn và muối biển. Sự khác nhau giữa muối ăn và muối biển?
Bạn cần bao nhiêu chất xơ cho cơ thể mỗi ngày?
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!