Cấy ghép não giúp bệnh nhân ALS (Teo cơ xơ cứng) có thể giao tiếp

Kiến Thức Y Học - 01/19/2025

Các nhà nghiên cứu nói cấy ghép công nghệ cao đã giúp một người phụ nữ bị liệt, ở giai đoạn cuối của bệnh ALS (teo cơ xơ cứng) giao tiếp thông qua các tín hiệu não.

Các nhà nghiên cứu nói cấy ghép công nghệ cao đã giúp một người phụ nữ bị liệt, ở giai đoạn cuối của bệnh ALS (teo cơ xơ cứng) giao tiếp thông qua các tín hiệu não.

Bệnh teo cơ xơ cứng cướp đi của Hanneke De Bruijne, (1 người phụ nữ 58 tuổi), tất cả khả năng điều khiển cơ bắp tự nhiên - bao gồm cả khả năng nói - trong khi tâm trí cô còn nguyên vẹn.

Nhưng một chương trình phần mềm cấy ghép thử nghiệm giúp 1 người phụ nữ Hà Lan (đã bị hội chứng khóa trong – locked in) có thể gõ chữ mà không cần sự hỗ trợ nào.

Việc cấy ghép não "cho phép cô điều khiển một máy tính ở nhà bằng não, mà không cần bất cứ sự giúp đỡ từ các nhà nghiên cứu," đồng tác giả nghiên cứu Nick Ramsey cho biết.

"Cô ấy có thể đánh vần hai chữ mỗi phút ", Ramsey, một giáo sư về khoa học thần kinh nhận thức tại Trung tâm Y khoa Đại học Utrecht, Hà Lan cho biết. Bằng cách này, cô có thể truyền đạt nhu cầu của mình với người chăm sóc cô, giáo sư nói.

Cấy ghép não giúp bệnh nhân ALS (Teo cơ xơ cứng) có thể giao tiếp

Ước tính có khoảng 30.000 người Mỹ có thể bị mắc chứng ALS, theo thống kê của Hiệp hội ALS. Đây cũng được gọi là bệnh Lou Gehrig sau khi cầu thủ bóng chày huyền thoại chết vì bệnh gây tử vong trong năm 1941. Những người có bệnh bị mất khả năng nuốt và thở.

Ramsey giải thích rằng những thiết lập tiên tiến cho phép các bệnh nhân chọn chữ trên bàn phím hiển thị trên một màn hình máy tính bằng não.

Một chuyên gia về não tán thành các kết quả nghiên cứu

Nhóm nghiên cứu Hà Lan đã "đạt được một mục tiêu với mục đích đơn giản nhưng quan trọng", tiến sĩ Leigh Hochberg, một nhà thần kinh học tại Bệnh viện Đa khoa Massachusetts và Trung tâm y tế Providence VA cho biết.

"Đây là nghiên cứu lớn, không chỉ tập trung về một mục tiêu duy nhất, mà còn là một bước quan trọng hướng tới việc tạo ra hệ thống thần kinh giả cấy ghép để giúp những người bị tê liệt và bị hội chứng khóa trong"Hochberg cho biết.

Được chuẩn đoán vào năm 2008, De Bruijne rơi vào tình trạng tê liệt khóa trong, ngoài một phương pháp giao tiếp: sử dụng chuyển động của mắt và nháy để thể hiện câu trả lời"có" hoặc "không"phương pháp này được phân biệt bằng công nghệ theo dõi mắt tiêu chuẩn.

Không phải tất cả các bệnh nhân ALS duy trì được khả năng này. Nhưng nhóm nghiên cứu đã lựa chọn một bệnh nhân cụ thể-người đã có khả năng đó đưa ra một số cách xác minh tính chính xác của giao diện não - máy tính.

Cấy ghép não giúp bệnh nhân ALS (Teo cơ xơ cứng) có thể giao tiếp

Bệnh ALS (Teo cơ xơ cứng) làm mất khả năng điều khiến cơ bắp.

Tháng 10 năm 2015, các nhà nghiên cứu cấy ghép bốn dải điện cực vào một vùng não có nhiệm vụ kiểm soát các cơ bắp của bàn tay phải. Mục đích: để nhận biết hoạt động của hệ thần kinh vẫn đang hoạt động, hoạt động của hệ thần kinh này được tạo ra bất cứ khi nào De Bruijne cố gắng di chuyển bàn tay của mình.

Những tín hiệu này sau đó được truyền, thông qua cảm biến, với một thiết bị khuếch đại và được cấy dưới xương đòn của cô. Sau đó truyền các hoạt động thần kinh tay liên quan đến một thiết bị máy tính bảng Microsoft Surface Pro.

Nói cách khác, bất cứ khi nào cô sẽ cố gắng để di chuyển bàn tay của cô, một tín hiệu chạm tới máy tính bảng nơi các tín hiệu được chuyển thành một "1 cái click tới não", và cuối cùng, hướng dẫn đánh máy.

"Chúng tôi hy vọng hệ thống có tác dụng với nhiều người hơn, "Ramsey cho biết. Ông xem những nỗ lực như là" một sự khởi đầu trong một loạt các cải tiến trong các thiết bị khả năng sẽ giúp những người bị liệt lấy lại một số khả năng bị mất, chẳng hạn như nói hoặc di chuyển."

Bây giờ, sau một năm sử dụng, bệnh nhân thử nghiệm "khá hài lòng" với các thiết bị, Ramsey cho biết thêm rằng nó cho phép cô giao tiếp với những người chăm sóc cô trong các tình huống mà ánh sáng kém làm cho mắt làm việc kém hiệu quả. "Mô cấy luôn luôn hoạt động và làm cho cô cảm thấy an toàn," ông nói.

Theo WebMD

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!