Cha đẻ của phương pháp ghép tế bào gốc từ cuống rốn là bác sĩ người Việt

Kiến Thức Y Học - 10/08/2024

PGS-TS Phan Toàn Thắng vừa được tờ The Straits Times của Singapore vinh danh là cha đẻ của công trình nghiên cứu về tế bào gốc từ màng dây rốn và trở thành người đồng sáng lập công ty công nghệ sinh học Cellresearch Corp trị giá 700 triệu USD tại Singapore.

PGS-TS Phan Toàn Thắng vừa được tờ The Straits Times của Singapore vinh danh là cha đẻ của công trình nghiên cứu về tế bào gốc từ màng dây rốn và trở thành người đồng sáng lập công ty công nghệ sinh học Cellresearch Corp trị giá 700 triệu USD tại Singapore.

Bác sĩ Phan Toàn Thắng tốt nghiệp Học viện Quân y năm 1991 và bắt đầu công tác tại Viện bỏng quốc gia Việt Nam. Năm 1995, bác sĩ nhận học bổng của Đại học Oxford, đây chính cơ hội giúp ông trở thành một nhà khoa học thành công trên đất Singapore.

Cha đẻ của phương pháp ghép tế bào gốc từ cuống rốn là bác sĩ người Việt

Thời gian ở Đại học Oxford, BS Phan Toàn Thắng có vinh dự gặp gỡ với giáo sư Lee Seng Teik - người đứng đầu hoạt động phẫu thuật thẩm mỹ thuộc Khoa bỏng Bệnh viện Singapore. Giáo sư Lee đã giới thiệu bác sĩ Thắng vào trong nhóm của mình với nhiệm vụ chữa lành các vết thương và tạo các tế bào da mới vào năm 1997. ‘Chúng tôi đã phải lấy tế bào da từ khu vực không bị bỏng của bệnh nhân rồi nhân chúng lên trong phòng thí nghiệm, sau đó thì đưa chúng trở lại bệnh nhân. Toàn bộ quá trình này rất tốn kém bởi đôi khi các tế bào cần rất nhiều thời gian để nhân lên. Chúng tôi chỉ có thể làm điều này với một số bệnh nhân’, ông nói.

Khoảng một năm sau, bác sĩ Thắng gặp Tiến sĩ Ivor Lim và Gavin Tan, những người đồng sáng lập Cellresearch Corp cùng ông sau này. Họ cùng nhau nghiên cứu quá trình hình thành sẹo. Nghiên cứu này đã đem đến cho ông giải thưởng vào những năm 2001 và 2002 nhờ công trình xác định quá trình trên bề mặt da dẫn tới hình thành sẹo.

Cha đẻ của phương pháp ghép tế bào gốc từ cuống rốn là bác sĩ người Việt

Năm 2002, cùng khoảng thời gian công ty Cellresearch Corp thành lập, bác sĩ Thắng chuyển đến làm việc tại Viện Sinh học tế bào gốc và Y học tái tạo, thuộc Đại học Stanford, Mỹ. Trong 2 năm nghiên cứu tại đây, ông tìm ra cách tách tế bào gốc từ nhau thai để điều trị tổn thương của gan. Năm 2004, bác sĩ Thắng trở lại Singapore, quyết định sẽ tiếp tục nghiên cứu nhau thai và dây rốn.

Công trình nghiên cứu của bác sĩ Thắng nhận được sự ủng hộ từ ông Gavin Tan, giám đốc điều hành Cellresearch Corp. Ông Tan khi đó đã mang đến cho bác sĩ Thắng hai chiếc bình thí nghiệm, một chiếc đựng nhau thai còn một đựng dây rốn chính người vợ của ông sau khi sinh. Bác sĩ Thắng làm việc với chiếc bình đựng nhau thai trước nhưng thất bại vì nhận thấy nhau thai dính máu và bị hỏng.

Sau đó, ông làm việc miệt mài để hoàn thiện môi trường bảo quản dây rốn. Cuối cùng, một môi trường phù hợp đã được tạo ra dưới sự kết hợp từ các loại đường và protein. Công thức độc quyền này giữ cho các mô dây rốn còn sống và sát khuẩn ở cấp độ chuẩn. ‘Thời gian đó, tôi đã sống trong phòng thí nghiệm. Tôi tắt điện thoại và vợ tôi từng phát điên lên vì điều đó’, bác sĩ Thắng cười nói.

Tạo tế bào gốc từ dây rốn là hướng đi mới mẻ đưa tên tuổi của bác sĩ Thắng đạt đến tầm cao mới. Các tế bào từ màng dây rốn có thể cung cấp một lượng không giới hạn các tế bào gốc. Từ đó chúng có thể tạo thành da, xương và thậm chí các các cơ quan khác trong cơ thể, ví dụ như giác mạc, có khả năng ứng dụng cao trong việc điều trị lành các vết thương do bỏng và nhiều bệnh tật khác.’

"Thời điểm đó không ai quan tâm đến da. Họ chỉ tập trung vào các vấn đề của ung thư và tim. Chúng tôi đã lặng lẽ làm việc và thành công", bác sĩ Thắng nói. Dù có thành tích đáng nể trong nghiên cứu khoa học nhưng ở bác sĩ Thắng luôn toát lên sự khiêm tốn rất đáng trân trọng. Ông thực sự là tấm gương sáng cho nhiều thế hệ y bác sĩ Việt học tập và noi theo.

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!