Trẻ bị tiêu chảy thường khiến cha mẹ rất lo lắng và chỉ mong sao tình trạng này mau chấm dứt, mà không quan tâm đến các biến chứng khác của tiêu chảy có thể làm hại đến con. Một trong số những biến chứng thường gặp và nguy hiểm nhất mà con có thể gặp phải là biến chứng hăm tã hay còn gọi là hăm da. Vậy thì cha mẹ đã biết gì về biến chứng hăm tã ở trẻ bị tiêu chảy? Hãy để Lily & WeCare cung cấp thêm thông tin cho cha mẹ qua bài viết dưới đây.
Theo nghiên cứu điều dưỡng được thực hiện tại Bệnh viện Nhi Đồng 1 công bố cho thấy trẻ em dưới 3 tuổi có tỷ lệ bị hăm tã do tiêu chảy cao hơn trẻ ở những giai đoạn khác. Trong đó tình trạng hăm tã ở trẻ bị tiêu chảy thường xảy ra tập trung nhất là ở trẻ nhỏ hơn 2 tuổi và ở bé trai xảy ra nhiều hơn bé gái.
1. Dấu hiệu nhận biết hăm tã ở trẻ bị tiêu chảy
Trẻ bị hăm do tiêu chảy cấp
Dấu hiệu của hăm tã thường xuất hiện từ ngày thứ 2 đến ngày thứ 5 sau khi bị tiêu chảy. Khi bị hăm tã da vùng quanh hậu môn của trẻ sẽ có màu đỏ tươi, sau đó chuyển thành loét đỏ, chảy nước, chảy máu, có thể có mủ. Những trẻ bị hăm tã do tiêu chảy thường đau lúc đi cầu, quấy khóc, thậm chí kém ăn, ít ngủ và trở nên rất khó chăm sóc. Hăm tã ở trẻ tiêu chảy có thể tồn tại mà người nhà không phát hiện ra được do vị trí quanh hậu môn thường ít được quan sát.
Hăm da bội nhiễm
Khi vùng da bị hăm trầy loét, có mủ. Lúc này thường trẻ sẽ có dấu hiệu toàn thân sốt cao, có trường hợp nơi hăm da trở thành ổ mủ kéo dài cả tháng.
Hăm da lan rộng
Khi các vết hăm lan ra 2 bên bẹn và bộ phận sinh dục ngoài, da của trẻ sẽ bị đỏ loét, chảy nước, đỏ ở vùng bộ phận sinh dục ngoài thường kèm theo các biến chứng nhiễm trùng tiểu làm trẻ tiểu đau, tiểu khó và gây sốt kéo dài.
2. Tại sao trẻ mắc bệnh tiêu chảy dễ bị hăm tã
Khi trẻ bị tiêu chảy vùng da quanh hậu môn sẽ tiếp xúc nhiều với các yếu tố kích thích hơn thông thường, lại không được chăm sóc và vệ sinh đúng cách làm cho da vùng quanh hậu môn luôn trong trạng thái bị ẩm ướt thường xuyên bởi phân và nước tiểu. Lúc này các men đường ruột, vi sinh vật có trong phân và ammoniac có trong nước tiểu sẽ tạo nên kích thích da, gây viêm cấp tính làm cho da bị đỏ lên gây hăm da, loét da.
Bệnh hăm tã thường dễ phát triển ở những trẻ nhỏ hơn là những trẻ lớn do những trẻ nhỏ có làn da mỏng manh và ít khả năng chống đỡ với các chất gây viêm hơn. Ngoài ra những trẻ bú sữa nhân tạo thường phân có độ PH cao hơn trẻ bú mẹ nên cũng dễ bị hăm tã hơn.
Bên cạnh đó, còn có một số nguyên nhân có thể gây nên hăm tã ở trẻ bị tiêu chảy như là sử dụng tã giấy không đúng cách; chọn loại tã chật quá gây cọ sát da; không thay tã cho trẻ sau mỗi lần đi tiêu, tiểu hoặc là thay không đúng cách; mặc tã vào lúc vùng mông trẻ còn ướt gây ra ẩm ướt bên trong.
Làm sao để trẻ an toàn dưới nước?
Khi nào nên đưa bé đi khâu vết thương?
Phụ nữ mang thai và tầm quan trọng của axit folic
Thứ tự mọc răng sữa của trẻ sơ sinh
Dấu hiệu bé sắp mọc răng sữa và cách chăm sóc
3. Chăm sóc trẻ bị hăm tã do tiêu chảy
Tình trạng hăm da thường sẽ lành từ từ trong vòng từ 5-10 ngày nếu phát hiện sớm khi mới bị hăm tã nhẹ và được chăm sóc thích hợp. Việc chăm sóc trẻ bị hăm tại nhà nhằm vệ sinh, giữ khô da để ngăn chặn viêm da, giúp da mau lành bằng cách làm thoáng da để giảm ngứa và giảm các kích thích ở da.
Để nhanh chóng chấm dứt biến chứng này cha mẹ nên làm theo các lưu ý cụ thể dưới đây:
- Để trẻ không bị ẩm ướt nên cho trẻ ở những nơi thoáng mát.
- Vệ sinh da cho trẻ đúng cách, sau mỗi lần trẻ đi tiêu và đi tiểu phải thường xuyên thay tã cho trẻ. Dùng nước ấm và xà phòng để rửa thật sạch da cho trẻ một cách nhẹ nhàng, không được chà sát mạnh tay và chỉ được mặc tã cho bé khi da bé đã thực sự khô thoáng.
- Không quấn tã quá chặt. Buổi tối hoặc là khi trẻ ngủ có thể để thoáng tã, có thời gian để vùng da bị hăm tiếp xúc với không khí. Nên chọn tã phù hợp với kích thước trẻ, không nên dùng loại tã quá nhỏ, quá chật cho con.
- Nếu vùng hăm bị trầy loét, chảy nước, hãy dùng dung dịch sát khuẩn có tác dụng làm khô da như là dung dịch xanh methylène, betadine để bôi tại chỗ.
- Không nên bôi phấn rôm vì phấn sẽ bám lên vùng hăm da gây ra kích thích.
- Khi trẻ trông có vẻ mệt mỏi, vùng hăm da lan rộng, xuất hiện các vết trầy loét kèm chảy máu, có mủ, thêm dấu hiệu sốt hoặc là hăm da không giảm sau 3 ngày thì cha mẹ nên đưa trẻ đi khám bệnh ngay.
Trên đây là những thông tin cha mẹ cần nắm rõ về biến chứng hăm tã ở trẻ bị tiêu chảy, dấu hiệu nhận biết, cách chăm sóc trẻ khi bị hăm tã... Mong rằng với những thông tin Lily & WeCare vừa cung cấp, bạn đọc đã có thêm thông tin cho mình, từ đó có cách chăm sóc con tốt hơn.>>> Xem thêm: 3 bài thuốc dân gian chữa hăm tã cho bé hiệu quả
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!