Châm cứu: Cẩn thận tác dụng phụ!

Cần biết - 11/24/2024

Nhiều người chọn cách châm cứu để điều trị bệnh vì nghĩ rằng nó an toàn. Tuy nhiên, phương pháp này cũng gây ra những tác dụng phụ.

Châm cứu là một kỹ thuật mà các bác sĩ dùng các kim nhỏ châm lên da để kích thích vào các huyệt chủ đao trên cơ thể. Đây là phương pháp điều trị phổ biến của y học cổ truyền được nhiều người tìm đến với mong muốn lấy lại sự cân bằng năng lượng cho cơ thể.

Kỹ thuật này giúp giảm các chứng đau liên quan tới những bệnh mạn tính như đau thắt lưng, đau cổ và đau do viêm khớp, đau đầu gối, thoái hóa khớp, đau dây thần kinh và đau vai. Châm cứu cũng được sử dụng cho nhiều bệnh đau khác như ung thư, đau nửa đầu và viêm khớp. Nhiều người sử dụng châm cứu để kiểm soát tình trạng nghiện như nghiện cocain và nghiện thuốc lá.

Châm cứu giúp giảm các triệu chứng như khô miệng, trầm cảm, hội chứng mệt mỏi mạn tính, lo âu, khó ngủ (mất ngủ), tâm thần phân liệt, rối loạn lưỡng cực, đau xơ cơ, hội chứng ruột kích thích, buồn nôn do điều trị ung thư, đột quỵ, đái dầm, tiểu tiện không tự chủ, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (bệnh phổi tiến triển). Nhiều người có thể nhận được những kết quả khả quan từ phương pháp điều trị y học cổ truyền Trung Quốc này. Tuy nhiên, tất cả các phương pháp điều trị đều tiềm ẩn những tác dụng phụ mà nhiều người không biết.

Mệt mỏi

Hầu hết mọi người cảm thấy tràn đầy sinh lực sau khi thực hiện phương pháp chữa bệnh truyền thống này. Tuy nhiên, một số người cảm thấy hơi mệt mỏi sau khi châm cứu. Đây không phải là dấu hiệu đáng lo lắng nhưng nó báo hiệu cơ thể cần được nghỉ ngơi ngay lập tức.

Châm cứu: Cẩn thận tác dụng phụ!

Ảnh minh họa: Nguồn Internet

Đau nhức

Sau khi châm cứu, người bệnh có thể cảm thấy khó chịu và đau nhức sau khi kim châm được rút ra, có thể sẽ đau trong vòng một vài ngày nhưng thường biến mất trong vòng 24 giờ. Tuy nhiên, một số  huyệt châm cứu (ở tay, đặc biệt giữa ngón tay cái và ngón tay trỏ) có thể bị đau nhức kéo dài. Đây là một tác dụng phụ hay gặp nhất của châm cứu.

Nhiễm trùng

Có khá nhiều biến chứng khi điều trị bằng phương pháp châm cứu. Một số tác dụng phụ tồi tệ là bị nhiễm trùng. Phần lớn những người thực hành châm cứu được cấp phép đều tuân theo một số biện pháp dự phòng như sử dụng bơm kim tiêm vô trùng và dùng 1 lần, tuy nhiên không phải ai cũng thực hiện đúng. Kim tái sử dụng có thể khiến bạn bị nhiễm một số bệnh như viêm gan.

Bầm tím

Bầm tím là một trong những tác dụng phụ phổ biến nhất của châm cứu và đôi khi xảy ra trong liệu trình điều trị. Nó có thể tạo ra một khối máu tụ (sưng cục bộ với đầy máu tụ) xuất hiện khi kim tiêm được châm vào da.

Tổn thương nội tạng

Nếu kim tiêm được châm sâu, có thể gây thủng cơ quan nội tạng, đặc biệt là phổi. Tuy nhiên, biến chứng này rất hiếm khi xảy ra.

Đau về tinh thần

Một số bệnh nhân châm cứu thường cảm thấy quá nhạy cảm. Một số người khóc trong khi điều trị. Sự giải tỏa cảm xúc có thể mang đến tâm trạng tích cực cho một số bệnh nhân. Nhưng có thể đáng lo ngại khi nó trở nên nghiêm trọng hơn.

>> Xem thêm: 6 sự thật về châm cứu ít người biết

Hà Ngân

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!