Dù sở hữu rất nhiều lợi ích đối với sức khỏe, tiêu thụ nước chanh cũng có thể gây nên các dụng phụ đáng lưu ý. Một nghiên cứu tại Nhật Bản khuyến cáo, người bệnh nên tránh uống nước ép chanh cam quýt khi dùng thuốc.
Sarah Koszyk, thạc sĩ kiêm chuyên viên dinh dưỡng kiêm tác giả của cuốn 25 Anti-Aging Smoothies for Revitalizing khuyến cáo, mọi người chỉ nên tiêu thụ 120 ml nước chanh mỗi ngày. Nếu uống quá lượng này, bạn rất có thể phải đối mặt với một số tác dụng phụ của chanh như dưới đây:
Dù sở hữu rất nhiều lợi ích đối với sức khỏe, nước chanh cũng có thể gây nên các dụng phụ đáng lưu ý.
Phá hủy men răng
Nghiên cứu tại Tổ chức Uqora cho thấy, uống nước chanh có thể gây xói mòn răng. Tuy sở hữu rất nhiều lợi ích tốt cho sức khỏe, sử dụng quá nhiều loại nước này cũng gây nên những mặt trái đáng lưu ý. Nếu có điều kiện, mọi người hãy đánh răng ngay sau khi tiêu thụ nước chanh.
Theo một nghiên cứu khác được công bố ở Viện nghiên cứu nha khoa và xương mặt, do chanh có tính axit cao, uống chúng quá nhiều có thể làm mòn men răng của bạn. Trên thực tế, nước chanh có khả năng ảnh hưởng đến răng tương tự như nước ngọt.
Nếu bạn có thói quen tiêu thụ nước chanh mỗi sáng, hãy vệ sinh khoang miệng thường xuyên hơn nhằm bảo vệ sức khỏe răng.
Loét miệng
Chanh cũng có thể là nguyên nhân gây nên những vết loét nông trong miệng hoặc dưới nướu răng. Các axit citric trong loại quả này cũng vô tình góp phần khiến tình trạng nhiệt miệng trở nên trầm trọng hơn.
Chanh cũng có thể là nguyên nhân gây nên những vết loét nông trong miệng hoặc dưới nướu răng.
Làm trầm trọng chứng ợ nóng và loét dạ dày
Nghiên cứu tại Đại học Columbia cho biết, chanh có thể làm giảm khả năng hoạt động của cơ thắt thực quản thấp và góp phần khiến axit dạ dày trào lên thực quản.
Ngoài ra, nước chanh cũng gây loét dạ dày. Các vết loét được hình thành chủ yếu do chúng ta tiêu thụ thức ăn có tính axit mạnh. Do vậy, uống nước chanh và các thực phẩm có tính axit khác sẽ khiến tình trạng này trở nên nghiêm trọng hơn. Mọi người hãy tránh tiêu thụ loại quả này thường xuyên nếu mắc các bệnh liên quan đến dạ dày và đường tiêu hóa.
Gây buồn nôn và nôn mửa
Nước chanh chứa một lượng lớn vitamin C. Tuy vậy, hấp thụ quá nhiều chất dinh dưỡng hơn mức cần thiết cũng có thể gây cảm giác buồn nôn.
Uống hơn 2-3 cốc nước chanh mỗi ngày sẽ dẫn đến hiện tượng dư thừa vitamin C. Mặc dù không ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe, tình trạng này cũng có thể gây nôn mửa và tạo cảm giác mệt mỏi.
Mặc dù không ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe, tình trạng này cũng có thể gây nôn mửa và tạo cảm giác mệt mỏi.
Đi tiểu thường xuyên
Nước chanh có công dụng như một chất lợi tiểu. Do đó, loại nước này không chỉ làm tăng tần suất vào nhà vệ sinh của bạn mà còn gây nên tình trạng mất nước. Nước chanh giúp loại bỏ chất điện giải và lượng natri dư thừa qua đường tiểu. Nếu sử dụng quá nhiều hơn mức cần thiết, chúng chắc chắn sẽ gây phản tác dụng.
Trái cây sở hữu đặc tính axit giống chanh cũng có khả năng kích thích bàng quang, từ đó khiến bạn đi tiểu thường xuyên hơn. Hãy tránh sử dụng nước chanh và các loại trái cây nhiều axit khác nếu bạn mắc các vấn đề về thận. Trong trường hợp tình trạng tiểu tiện liên tục không cải thiện, bạn hãy tham khảo ý kiến của các bác sĩ chuyên khoa.
Dư thừa sắt trong máu
Theo Bonnie Taub-Dix, chuyên gia dinh dưỡng kiêm tác giả của cuốn Read It Before You Eat It: Taking You from Label to Table, vitamin C tăng cường khả năng hấp thụ sắt của cơ thể. Do đó, càng uống nhiều nước chanh thì nồng độ sắt trong máu của bạn càng gia tăng. Dư thừa sắt có thể gây nên một số vấn đề sức khỏe nguy hiểm và ảnh hưởng xấu tới các cơ quan nội tạng.
Gâu đau nửa đầu
Một số chuyên gia cho thấy, các loại trái cây nhiều múi như chanh, cam, quýt có thể gây đau nửa đầu. Trên thực tế, nước chanh không nằm trong chế độ dinh dưỡng chống đau nửa đầu được phát minh bởi Viện Công nghệ sinh học Delkn.
Cháy nắng
Trong những trường hợp nghiêm trọng, mọi người còn có thể bị viêm da tiếp xúc, một dạng cháy nắng nghiêm trọng.
Một số nghiên cứu tại Trung tâm Y tế trực thuộc Đại học Baylor ở Dallas đã chỉ ra, bôi nước chanh lên da khi ra ngoài trời nắng sẽ gây mụn nước và các vết thâm. Trong những trường hợp nghiêm trọng, mọi người còn có thể bị viêm da tiếp xúc, một dạng cháy nắng nghiêm trọng. Trên thực tế, hợp chất psoralens trong chanh có khả tương tác với ánh sáng mặt trời và gây bỏng da.
(Nguồn: Stylecraze)
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!