Chất thải của bé nói với bạn điều gì?

Kiến Thức Y Học - 01/18/2025

Chất thải vẫn được coi như một chất bỏ đi, tuy nhiên, nếu bạn dành ra một vài phút quan sát, có thể sẽ đoán được tình trạng sức khỏe hiện tại của bé, nhất là vào những thời điểm mà khả năng nhiễm bệnh của trẻ cao (thời tiết giao mùa, khi sức đề kháng của trẻ yếu, trẻ tiếp xúc với nguồn bệnh,...) thì chất thải của bé sẽ thể hiện trực tiếp và rõ ràng về việc bé khỏe mạnh hay đang bị bệnh.

Chất thải vẫn được coi như một chất bỏ đi, tuy nhiên, nếu bạn dành ra một vài phút quan sát, có thể sẽ đoán được tình trạng sức khỏe hiện tại của bé, nhất là vào những thời điểm mà khả năng nhiễm bệnh của trẻ cao (thời tiết giao mùa, khi sức đề kháng của trẻ yếu, trẻ tiếp xúc với nguồn bệnh,...) thì chất thải của bé sẽ thể hiện trực tiếp và rõ ràng về việc bé khỏe mạnh hay đang bị bệnh.

Chất thải của bé bao gồm nước dãi, nước tiểu và phân. Bài viết dưới đây sẽ chỉ cho bạn một số kiến thức trong việc đoán bệnh qua chất thải của bé.

1. Nước dãi của bé

Trẻ em khi còn nhỏ thường rất hay có hiện tượng chảy nước dãi, vì bé vẫn còn nhỏ và chưa kiểm soát được hành động nuốt nước bọt như người lớn. Tuy nhiên, nếu bạn phát hiện nước dãi của bé có màu, mùi lạ hoặc bé chảy nước dãi nhiều hơn bình thường, hãy kịp thời tìm ra nguyên nhân và đưa bé điều trị kịp thời vì rất có thể đây là dấu hiệu ban đầu của một căn bệnh nào đó.

Nước dãi có mùi hôi

Nếu bạn ngửi thấy mùi hôi từ nước dãi của bé, tức là bé đang gặp vấn đề về răng miệng. Bạn hãy cho bé xúc miệng bằng nước muối sinh lý sau khi ăn để giảm thiểu tình trạng này.

Nước dãi có màu trắng đục

Nếu thấy nước dãi của bé có màu trắng đục có nghĩa là bé đang gặp vấn đề về hệ thần kinh, cũng có thể bé đang bị trục trặc ở tuyến nội tiết, bạn hãy nhanh chóng dưa bé đến gặp bác sĩ và điều trị sớm.

>>> Xem thêm: Đoán bệnh của trẻ qua nước dãi mẹ đã biết?

Chất thải của bé nói với bạn điều gì?

2. Nước tiểu của bé

Nước tiểu của bé được xem như một loại biểu đồ sức khỏe phản ánh tình trạng dinh dưỡng và lượng nước trong cơ thể của bé. Với những trẻ khoẻ mạnh, nước tiểu sẽ có màu vàng nhạt và trong. Khi nước tiểu đổi màu khác lạ, rất có thể bé đang gặp phải những vấn đề về sức khoẻ.

Nước tiểu của bé có màu đỏ

Hoặc có thể hồng đậm, có mùi khó chịu, lợn cợn kèm theo việc bé tiểu lắt nhắt hoặc trong lúc đi tiểu bé thường la khóc có thể là dấu hiệu của viêm nhiễm hoặc xuất huyết đường tiết niệu

Nước tiểu của bé có màu cam

Lúc này có thể bé nhà bạn đang bị thiếu nước hoặc do ảnh hưởng của thuốc kháng sinh mà bé đang uống.

Nước tiểu của bé có màu nâu sẫm

Màu nước tiểu như như nước trà đặc có thể liên quan đến các bệnh về gan như viêm gan, xơ gan hoặc do hiện tượng vỡ hồng cầu gây ra một số bệnh sốt rét, nhiễm trùng huyết... Bạn hãy đưa bé đi khám sớm để có giải pháp can thiệp kịp thời.

Nước tiểu đục

Nước tiểu màu vàng đục, lợn cợn và có mùi khó chịu là dấu hiệu của bệnh nhiễm khuẩn đường tiết niệu. Đây là bệnh đứng thứ 3 trong số các bệnh thường mắc phải ở trẻ em. Bạn có thể điều trị bệnh cho bé bằng kháng sinh, tuy nhiên cần đưa bé đến gặp bác sĩ để được kê toa chính xác.

Chất thải của bé nói với bạn điều gì?

3. Phân của bé

Bạn cần biết chất thải của trẻ bú sữa mẹ với chất thải của bé của bé uống sữa công thức và trẻ ăn dạm hoàn toàn khác nhau về màu sắc và độ lỏng. Ở trẻ bú mẹ, chất thải có màu vàng sáng và hơi lỏng, ở trẻ uống sữa công thức, chất thải của bé có màu vàng sẫm và hơi đặc, thêm vào đó là mùi nặng. Một số lưu ý về phân của bé mà bạn cần biết:

Phân lẫn nhiều nước

Thường gặp ở trường hợp người mẹ uống thuốc kháng sinh, nên bé đi ngoài bị lỏng. Trẻ bú sữa mẹ tiêu hóa tốt, bã thực phẩm thải ra rất ít nên không cần thiết phải cho bé đi ngoài hàng ngày, có thể là 2-3 lần trong tuần. Nếu thấy bé ăn uống bình thường, không quấy khóc, cân nặng vẫn tăng đều thì bạn không cần lo lắng nhiều.

Phân có lẫn máu

Có thể có vết thương ở hậu môn hoặc do bị ứng proten trong thực phẩm của mẹ hoặc của bé, cũng có thể có máu ra từ ruôt. Nếu phân của bé có lẫn máu bạn phải xem xét thật kỹ, nếu cần nên giữ tã giấy lại để đi xét nghiệm phân.

Phân có lẫn chất nhày

Kèm theo tình trạng nôn ói ở bé có thể là dấu hiệu bé bị lồng ruột hoặc trong phân có màu xanh và có nhày là khi bé gặp bệnh liên quan đến hệ tiêu hóa hay đường hô hấp của bé.


Những năm đầu đời của bé đóng vai trò rất quan trọng trong sự phát triển toàn diện sau này. Do đó, bạn đừng nên bỏ qua bất kỳ dấu hiệu khả nghi nào, dù là chất thải của bé là thứ bỏ đi.

>>> Xem thêm: Những bất thường trong phân của trẻ, mẹ cần lưu ý

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!