Chế độ dinh dưỡng cho phụ nữ mang thai

Dinh dưỡng gia đình - 05/02/2024

Thai phụ không nên uống nước ép hoa quả tươi mua sẵn trong 3 tháng đầu và 3 tháng cuối thai kỳ.

Những thực phẩm tốt cho thai phụ nên dùng:

• Rau xanh: rau lá xanh thẫm chứa nhiều axit folic và sắt; cải xoăn và củ cải giàu canxi.

• Bông cải xanh: cung cấp nhiều dưỡng chất như canxi, axit folic, chất chống ôxy hóa, chất xơ, vitamin C - giúp thai phụ hấp thu chất sắt rất tốt.

• Chuối: giàu kali, giúp thai phụ chống lại mệt mỏi.

• Thịt nạc: chứa nhiều sắt.

• Trứng: chứa lượng axit amin cần thiết cho thai phụ.

• Cam: chứa nhều vitamin C, axit folic, chất xơ và nước.

• Sữa không béo: cung cấp canxi cho thai phụ.

• Bột ngũ cốc: chứa hàm lượng vitamin B cao.

• Hạt đậu và đậu lăng: Giàu axit folic và chất xơ, giúp thai phụ chống táo bón. Thai phụ nên bổ sung thêm 10g protein mỗi ngày. Mỗi bát nhỏ hạt đậu và đậu lăng chứa 15g protein.

• Các loại hạt: chứa chất béo cần thiết cho sự phát triển não của thai nhi.

Chế độ dinh dưỡng cho phụ nữ mang thai

Ảnh minh họa

Tuy nhiên, thai phụ cũng nên biết một số thực phẩm không nên ăn:

• Đậu nành và các sản phẩm từ đậu nành: có chứa thành phần có thể gây những bất thường cơ quan sinh sản ở bé trai. 

• Đu đủ: Đu đủ còn xanh và đu đủ chưa chín hẳn chứa nhiều enzym và mủ có thể gây các cơn co thắt tử cung, dẫn đến sảy thai, nhất là trong 3 tháng đầu của thai kỳ.

• Dứa: có chứa bromelain làm mềm tử cung, kích thích co bóp tử cung và sản sinh chất gây sảy thai. Ngoài ra, dứa có thể gây dị ứng như nổi mẩn ngứa, táo bón...

• Nhãn: có thể gây táo bón, mẩn ngứa, dị ứng, khiến da dễ bị sạm, nám.

• Nước ép hoa quả tươi mua sẵn: thai phụ không nên uống trong 3 tháng đầu và 3 tháng cuối thai kỳ.

• Các món gỏi, thịt sống: Bao gồm thịt cá, tôm cua các loại, như tiết canh, nộm, gỏi, sushi, lẩu tái... có thể chứa ký sinh trùng Toxoplasmosis. Nếu thai phụ ăn trong 3 tháng đầu có thể gây sảy thai, thai chết lưu hoặc các biến chứng nguy hiểm khác.

• Lạc: là thủ phạm làm tăng các bệnh dị ứng, đặc biệt là dị ứng bào thai.

• Đồ hộp và thực phẩm ăn nhanh: là nhóm thực phẩm có chứa vi khuẩn Listeria monocytogene, nhất là đồ hộp, làm tăng nguy cơ đẻ non và sảy thai.

• Trứng sống: là nguồn thực phẩm có chứa nhiều khuẩn Salmonella.

• Các loại cá biển nước sâu: có hàm lượng thủy ngân cao như cá kiếm, cá mập, cá ngừ, cá mú... có thể gây sảy thai; khi thủy ngân được truyền từ mẹ qua nhau thai có thể ảnh hưởng trực tiếp đến hệ thần kinh của đứa trẻ, làm cho não kém phát triển.

• Pa-tê: là món ăn có chứa rất nhiều khuẩn Listeria, có thể gây rối loạn tiêu hoá.

• Pho mát mềm và bơ: là món ăn chưa qua quá trình triệt khuẩn và thường nhiễm độc khuẩn Listeria.

• Măng tươi: có hàm lượng cyanide rất cao, khi ăn vào sẽ chuyển thành chất cực độc với cơ thể. Vì vậy, trong suốt thai kỳ, thai phụ không nên ăn măng tươi.

• Dưa muối: vài ngày đầu muối dưa, dưa chứa nhiều nitrat nên thai phụ ăn vào rất có hại cho cơ thể.

• Khoai tây mọc mầm: có chứa chất độc Solanin có thể gây ảnh hưởng đến quá trình phát triển của thai nhi và gây nhiều hậu quả nghiêm trọng như sảy thai.

• Gừng héo: có chứa chất độc shikimol, có thể gây biến đổi tế bào gan của người khỏe mạnh, vì vậy thai phụ không nên ăn, nhất là trong 3 tháng đầu của thai kỳ.

• Sắn: chứa nhiều axit cyanhydric, dễ gây rối loạn tiêu hóa, ngộ độc thức ăn. 

• Củ dền: có thể gây oxy hóa máu thành methemoglobin, làm hồng cầu mất khả năng vận chuyển oxy, dẫn tới thiếu máu.

• Cà phê: có thể làm tăng nhịp tim, tăng huyết áp dẫn đến mất ngủ, đau đầu, căng thẳng thần kinh và dễ gây các biến chứng nguy hiểm như sảy thai hay đẻ non.

• Rượu bia: có thể gây chứng nhiễm độc cồn bào thai, làm giảm sức khoẻ thể chất lẫn tinh thần của đứa trẻ.

Ngoài ra, thai phụ cũng nên biết một số thực phẩm không được ăn cùng nhau, như:

• Trứng và sữa đậu nành: làm giảm sự hấp thụ protein trong cơ thể người.

• Sữa và sôcôla: có thể gây tiêu chảy, khô tóc...

• Trái cây và hải sản: có thể gây nôn mửa, đau bụng và tiêu chảy.

• Trái cây và củ cải: có thể chuyển hóa thành một chất gây ảnh hưởng tới chức năng tuyến giáp.

• Khoai tây và thịt bò: gây khó chịu đường tiêu hóa.

• Cải bó xôi và đậu phụ: có thể ảnh hưởng tới sự hấp thụ canxi, gây sỏi thận.

• Lá hẹ và đậu phụ: gây khó khăn cho việc hấp thụ canxi.

• Trà và trứng: gây kích thích dạ dày, ảnh hưởng đến đường tiêu hóa và việc hấp thu chất dinh dưỡng.

• Hải sản và bia: sẽ làm tăng vọt axit uric máu, tạo thành sỏi tiết niệu và gây bệnh gút.

ThS. Vũ Thị Tuyết Mai

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!