Ăn dặm được xem là một bước ngoặt trong giai đoạn phát triển hoạt động và tạo nguồn năng lượng cho sức khỏe của bé. Cho trẻ ăn dặm đúng cách mang lại nhiều lợi ích lâu dài về não bộ và vận động thể chất được tốt hơn.
Giai đoạn ăn dặm hợp lý
Ở giai đoạn 6 tháng, trẻ cần nạp nhiều năng lượng, bổ sung lượng sắt, tinh bột, chất béo, rau củ quả. Đây là thời điểm hợp lý để trẻ tập ăn dặm, đánh dấu một bước phát triển mới. Tránh cho bé ăn dặm trước 4 tháng tuổi dẫn đến việc đầy bụng, khó tiêu, biếng ăn, chậm lớn...
>>> Xem thêm: Khi nào trẻ sinh non nên ăn dặm?
Cho trẻ ăn dặm đúng cách giúp trẻ nâng cao trí tuệ và thể chất.
Dấu hiệu nhận biết trẻ có thể ăn dặm bằng những hành động sau đây
- Bé có thể ngồi vững trên ghế, thị giác hấp dẫn về màu sắc của thức ăn.
- Hoạt động miệng lưỡii có thể nuốt được thức ăn đặc, tự cho đồ ăn vào miện bằng tay.
- Cha mẹ cần có sự kiên nhẫn để dạy cho bé ăn dặm theo từng giai đoạn, ban đầu 1, 2 thìa xay nhuyễn ở dạng loãng.
Những lưu ý khi cho trẻ ăn dặm
- Giảm lượng sữa mẹ cho bé, phải quan sát cách bé nuốt thực phẩm. Ban đầu cho bé ăn đồ dạng nhuyễn, không cănh, ở dạng ngọt. Không ép bé ăn quá nhiều, ăn chia thành những thìa cà phê nhỏ vừa miệng bé. Tăng số lần và tần suất ăn theo thời gian.
- Cho bé được thỏa thích lựa chọn những món rau củ quả, tuần đầu tiên có thể thay đổi danh sách món ăn. Sau đó ghi nhớ, xác nhận những món ăn trẻ thích ăn nhất.
- Tuyệt đối không nhồi nhét trẻ ăn, không cho uống quá nhiều nước trong bữa ăn. Lựa chọn tuyệt vời nhất là ăn cháo, các loại bột dinh dưỡng xay cùng rau củ, thịt.
- Trong bữa ăn nên trò chuyện để trẻ dễ ăn hơn.
Tùy từng tháng tuổi các mẹ rèn luyện cho bé có những bữa ăn với đầy đủ dưỡng chất
- Trẻ từ 6 - 8 tháng tuổi: Thời điểm vàng để cho trẻ ăn dặm, nên lựa chọn những thực phẩm tươi xanh, rau củ quả xay kĩ có thể trộn ngũ cốc để bữa ăn của bé đa dạng.
- Trẻ từ 8 - 9 tháng tuổi: Trẻ có thể tự xúc, lựa chọn màu sắc, thực phẩm theo sở thích. Mẹ có thể cho bé ăn thêm thịt, cá, trứng.
- Trẻ từ 9 - 12 tháng tuổi: Với những chiếc răng nhú lên, trẻ có cảm giác nhai, nên tập cho bé ăn bột, cháo khoảnt 2 - 3 bữa mỗi ngày. Bên cạnh có thể cho bé ăn thêm phô mai để xương chắc khỏe, có thể trộn dầu ô liu, dầu mè để trẻ hấp thụ chất béo.
Điều quan trong trong giai đoạn này cần theo dõi việc cân nặng, những thực phẩm dị ứng nếu bé có biểu hiện. Cần đưa ra cách chăm sóc hợp lý và hiệu quả trong việc cho bé ăn dặm đúng cách.
Tìm kiếm thông tin sức khỏe tại chuyên mục Sống khỏe của Lily & WeCare.
>>> Xem thêm: Một số điều mẹ cần lưu ý khi cho trẻ ăn dặm
Làm sao để trẻ an toàn dưới nước?
Khi nào nên đưa bé đi khâu vết thương?
Phụ nữ mang thai và tầm quan trọng của axit folic
Thứ tự mọc răng sữa của trẻ sơ sinh
Khi nào nên tẩy giun cho trẻ
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!