Chọn bác sĩ cho bệnh lý tuyến giáp

Cần biết - 04/28/2024

Chọn bác sĩ nào phù hợp để khám bệnh lý tuyến giáp có thể gây ra một số khó khăn vì bác sĩ ở các chuyên ngành khác nhau - từ bác sĩ gia đình đến chuyên gia về nội tiết - đều có thể điều trị các vấn đề về tuyến giáp.

Lựa chọn bác sĩ sẽ dựa vào các yếu tố sau như: bạn nghi ngờ mắc các vấn đề liên quan đến tuyến giáp, bệnh mới được chẩn đoán, hoặc đã biết trước tình trạng bệnh tuyến giáp một thời gian...

Những nhóm bác sĩ điều trị về tuyến giáp

Với 1 vài tình trạng của tuyến giáp, bác sĩ gia đình có thể là lựa chọn tốt nhất. Trái lại, với 1 số loại khác, bạn cần phải khám bác sĩ nội tiết hoặc bác sĩ ngoại khoa chuyên về điều trị ung thư tuyến giáp.

Bác sĩ tiếp nhận ban đầu

Tiếp nhận ban đầu bao gồm các chuyên ngành như: y học gia đình và nội tổng quát. Những bác sĩ tuy ở các chuyên ngành khác nhau, nhưng vẫn có thể dễ dàng điều trị được các vấn đề suy giảm tự miễn (viêm giáp Hashimoto).

Trong số những bác sĩ tiếp cận ban đầu, 1 số người sẽ quan tâm hơn về vấn đề mất cân bằng hóc môn và có thế mạnh về điều trị bệnh lý tuyến giáp.

Bác sĩ sản phụ khoa

Là những bác sĩ điều trị cho nữ giới và cũng thường là người đầu tiên phát hiện bệnh lý tuyến giáp. Có rất nhiều tình trạng của tuyến giáp là sự liên quan chặt chẽ giữa bệnh lý tuyến giáp và nội tiết tố của phụ nữ.

Chọn bác sĩ cho bệnh lý tuyến giáp

Bác sĩ nội tiết

Là những bác sĩ quan tâm về hệ thống nội tiết (như tuyến giáp).

Ngoài vấn đề về tuyến giáp, các bác sĩ nội tiết còn quan tâm đến 1 số vấn đề khác như béo phì, đái tháo đường, vô sinh...

Bác sĩ ung bướu

Là những bác sĩ chuyên gia về điều trị ung thư bằng thuốc, dành cho những bệnh nhân bị ung thư tuyến giáp nhưng chưa có chỉ định phẫu thuật.

Bác sĩ ngoại khoa

Nếu tuyến giáp cần được cắt bỏ, chúng ta sẽ phải đến gặp bác sĩ ngoại khoa. Có nhiều nhóm bác sĩ liên quan đến phẫu thuật tuyến giáp, bao gồm bác sĩ ngoại tổng quát, bác sĩ tai mũi họng, bác sĩ u ung bướu, bác sĩ phẫu thuật về nội tiết....

Khi nào bạn cần đến khám bác sĩ nội tiết

Khi bạn có chỉ định phẫu thuật cắt bỏ tuyến giáp, bạn sẽ cần đến gặp bác sĩ ngoại khoa hoặc bác sĩ chuyên khoa ung bướu. Ngoài các trường hợp trên, bác sĩ nội tiết sẽ là lựa chọn tốt hơn với bạn hơn là bác sĩ tiếp cận ban đầu hoặc bác sĩ sản phụ khoa.

Với 1 số tình trạng như nhược giáp tự miễn, bệnh nhân có thể đến khám các chuyên gia khác nhau mà không cần nhất thiết phải là bác sĩ nội tiết.

Tuy nhiên, trong 1 vài tình huống, tình trạng bệnh đã được chẩn đoán, bạn nên đến khám bác sĩ nội tiết:

- Khi ngờ ung thư giáp.

- Bệnh Grave.

- Bệnh mắt do tuyến giáp.

- Nhược giáp.

- Bướu cổ hoặc nốt ở tuyến giáp.

- Trẻ sơ sinh với tình trạng nhược giáp bẩm sinh và trẻ nhỏ đã được chẩn đoán bệnh lý tuyến giáp.

- Suy giáp thứ phát (vấn đề tuyến yên gây suy giáp).

- Cơn bão giáp.

- Các dạng bất thường của bệnh lý tuyến giáp: cường giáp sau hóa trị, nhược giáp do dùng thuốc.

- Bệnh lý tuyến giáp dưới lâm sàng.

- Triệu chứng nhược giáp kéo dài dai dẳng mặc dù xét nghiệm bình thường.

- TSH dao động bất thường.

- Bệnh lý tim mạch cùng với bệnh lý tuyến giáp.

- Kháng thể kháng TPO (+), nhưng TSH bình thường.

Đánh giá ban đầu của bác sĩ nội tiết rất có giá trị cho những bệnh nhân gặp tình trạng bệnh giáp Hashimoto đang diễn tiến và cho bệnh nhân đang có thai hoặc đang cố gắng có thai với tình trạng bệnh lý tuyến giáp (đặc biệt với bệnh nhân mắc bệnh vô sinh).

Chọn bác sĩ cho bệnh lý tuyến giáp

Xếp loại bác sĩ trên các trang mạng có thể có hữu ích, tuy nhiên cũng có thể gây sai lệch

Chọn lựa bác sĩ

Một khi bạn đã biết nên đến khám bác sĩ nào, có vài điều bạn cần cân nhắc trước khi đặt cuộc hẹn. Điều này quan trọng vì 1 vài lý do.

Không chỉ bởi vì bệnh lý tuyến giáp cần được điều trị dài hạn, mà còn bởi vì bệnh không phải dễ dàng điều trị - chọn lựa phương pháp hiệu quả sẽ đưa đến kết quả khác biệt.

Cân nhắc nhu cầu của bạn

Mỗi người đều có những nhu cầu khám khác nhau. Một số bệnh nhân thích khám gần nhà, 1 số sẵn sàng di chuyển 1 quãng đường xa để gặp chuyên gia về điều trị tuyến giáp.

1 số người thích khám nhanh chóng, còn 1 số sẵn sàng đợi hàng giờ để được khám.

Làm thế nào để tìm 1 bác sĩ điều trị tuyến giáp

Có rất nhiều cách để bạn tìm 1 bác sĩ, giới thiệu của người quen cũng là 1 cách hay. Nếu bạn có nguời thân hay bạn bè mắc các bệnh lý tuyến giáp, bạn có thể hỏi họ về kinh nghiệm.

Cộng đồng hoặc nhóm trên mạng những người mắc bệnh tuyến giáp có thể đưa ra cho bạn 1 vài lời đề nghị về bác sĩ điều trị cho bạn.

Nếu bạn mắc bệnh ung thư tuyến giáp, đặc biệt là những dạng hiếm như ung thư giáp không biệt hoá, bạn cần đến những trung tâm lớn để gặp các chuyên gia.

Xếp hạng bác sĩ

Xếp loại bác sĩ trên các trang mạng có thể có hữu ích, tuy nhiên cũng có thể gây sai lệch.

Ví dụ, họ thường đánh giá mức độ thân thiện của tiếp tân hơn là năng lực chuyên môn của bác sĩ. Đôi khi họ chấm điểm thấp chỉ bởi vì sự giận dữ của họ về bệnh lý của mình.

Nếu bạn nhìn vào đánh giá, nhớ phải xem thêm phần bình luận thay vì chỉ lướt qua điểm số.

Đánh giá bác sĩ hiện tại của bạn

Một khi bạn khám bác sĩ về tình trạng bệnh của mình, đôi khi cũng cần nhìn nhận lại và đánh giá xem bạn có muốn tiếp tục đến khám hay không

Dưới là 1 bảng kiểm tự vấn để bạn đánh giá 1 cách khách quan hơn:

- Bác sĩ của bạn có quan tâm và chú ý đến của vấn đề của bạn không?

- Bác sĩ của bạn có nhận tin nhắn hoặc trả lời điện thoại đúng giờ?

- Bác sĩ của bạn có thuộc mẫu người cởi mở, sẵn sàng lắng nghe và tiếp thu ý kiến của bạn về điều trị?

- Bạn sĩ có xem xét lại cẩn thận các thông tin bạn cung cấp?

- Bác sĩ của bạn có quan tâm đến việc bạn cảm thấy thế nào, thay vì chỉ quan tâm đến kết quả xét nghiệm?

- Bác sĩ của bạn có lắng nghe mà không cắt lời bạn không? Họ có cho bạn đủ thời gian để trao đổi?

- Bác sĩ của bạn có nhận ra bạn không?

- Bác sĩ của bạn có đánh giá các vấn đề tiền sử bệnh lý của bạn không?

- Bạn sĩ của bạn có tôn trọng bạn bao gồm cả việc chọn lựa điều trị hay họ độc đoán? Họ có bàn bạc với bạn về các lựa chọn trong điều trị?

- Bác sĩ của bạn có sẵn sàng thừa nhận sự không chắc chắn khi họ không thể đưa ra câu trả lời có cơ sở.

- Bạn có cảm nhận rằng bác sĩ của bạn giống như 1 người bạn đồng hành trong cuộc đời của mình không?

Ý kiến khác

Bạn hoàn toàn có thể có lựa chọn khác ngay khi phát hiện chẩn đoán bệnh lý hoặc thậm chí sau khi đã sống chung với bệnh tuyến giáp cả thập kỷ.

Một vài ví dụ về việc bạn nên có sự lựa chọn khác bao gồm:

- Bác sĩ của bạn không đề nghị điều trị cho tình trạng nhược giáp dưới lâm sàng.

- Iod phóng xạ đưa đề nghị cho điều trị bệnh Grave. Nước Mỹ là quốc gia đầu tiên chọn lựa phương pháp này là điều trị đầu tay. Bạn cần biết đến những điều trị thay thế trước khi có sự lựa chọn.

- Bạn có những triệu chứng nghi do tuyến giáp, nhưng bác sĩ nói các xét nghiệm bình thường.

- Bạn đã chọc sinh thiết tuyến giáp nhưng kết quả chưa rõ ràng: khi đó phẫu thuật là chưa hẳn đã cần thiết, tuy nhiên có 1 số xét nghiệm cần làm thêm không hẳn các bác sĩ đều nắm rõ.

- Iod phóng xạ được đề nghị cho ung thư giáp, tuy nhiên có 1 số nghiên cứu mới chỉ ra rằng điều này không phải luôn cần thiết và thậm chí có thể gia tăng tỷ lệ ung thư.

Thay đổi bác sĩ

Trong quá trình điều trị bệnh lý, bạn cần một bác sĩ có thể tin tưởng và biết lắng nghe. Thậm chí đôi lúc các câu hỏi trong bảng kiểm tự vấn đều là “có” bạn vẫn có thể cảm giác bác sĩ hiện tại chưa phù hợp với nhu cầu của bản thân.

Những người khác nhau có những yêu cầu riêng về đặc điểm của từng bác sĩ cho họ, vậy nên không có vấn đề gì khi bạn cố gắng tìm bác sĩ phù hợp với bản thân.

Hãy nhớ rằng bạn là khách hàng và bạn có quyền chọn loại dịch vụ nào mà bạn muốn. Nếu bạn không thấy thoải mái với bác sĩ đang điều trị, bạn hoàn toàn có quyền chọn những người khác hoặc ngược lại.

Những bệnh lý mạn tính như tuyến giáp, mối quan hệ giữa bạn và bác sĩ là rất quan trọng để tối ưu hóa phương pháp điều trị. Khi được khám, bạn hãy liên tục đặt câu hỏi về tình trạng của mình và lắng nghe lời khuyên từ bác sĩ.

Mối quan hệ thân thiết với bác sĩ điều trị cần có thời gian để hình thành. Sẽ không bao giờ có bác sĩ hoàn hảo, nhưng bằng cách giành thời gian để tìm ra điều gì là quan trọng với bạn trong mối quan hệ bệnh nhân - bác sĩ, bạn sẽ tìm ra bác sĩ phù hợp để điều trị cho mình.

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!