Chửa trứng là một tình trạng bệnh lý do gai nhau phát triển một cách bất thường, chửa trứng nếu không được điều trị kịp thời có thể gây ra rất nhiều biến chứng nguy hiểm như nhiễm khuẩn, băng huyết, thủng tử cung và cũng có thể dẫn tới tử vong nếu không được phát hiện kịp thời... vậy thì chửa trứng là bệnh gì, chửa trứng có nguy hiểm không, và có cách điều trị nào khi bị chửa trứng không? Tất cả hãy để Lily & WeCare trả lời cho bạn qua bài viết dưới đây.
1. Chửa trứng là gì?
Chửa trứng là một tình trạng bệnh lý của gai nhau do sự phát triển một cách bất thường của các lớp tế bào nuôi có trong gai nhau, làm cho gai nhau biến thành nhiều túi nhỏ giống như là chùm nho chứa đầy dịch, có đường kính từ 1mm đến vài chục mm, các túi này không thông với nhau mà chỉ nối với nhau bằng những sợi rất nhỏ, lấn át bào thai.
Trứng có thể phát triển ra thành một khối không có phôi thai (còn được gọi là thai trứng toàn phần) hoặc là có phôi thai bất thường (còn gọi là thai trứng bán phần)
Chửa trứng thường có những hiện tượng như là ốm nghén bình thường vì thế có rất nhiều trường hợp người bệnh không biết mình bị chửa trứng cho đến khi thấy xuất hiện hiện tượng xuất huyết hoặc đi siêu âm không thấy tim thai.
2. Chửa trứng có nguy hiểm không?
Đầu tiên có thể khẳng định rằng, chửa trứng là một bệnh lý nguy hiểm, bởi vì chửa trứng không chỉ làm ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất mà còn gây ảnh hưởng đến tâm lý của người bệnh, nhất là những người đặt nhiều mong chờ vào thai nhi trong bụng mình.
Các biến chứng nguy hiểm của chửa trứng mà bạn cần lưu ý:
Nhiễm khuẩn
Sau khi sảy hoặc là nạo trứng thì biến chứng nhiễm khuẩn rất có thể sẽ xảy ra nếu như người bệnh không được điều trị kháng sinh tích cực và đầy đủ. Kèm theo đó là các vấn đề như là vệ sinh không đảm bảo cũng sẽ khiến người phụ nữ bị nhiễm khuẩn bội nhiễm.
Băng huyết
Nếu như không được điều trị, trứng sẽ bị sẩy tự nhiên. Khi sẩy trứng sẽ gây băng huyết nặng và dễ làm sót trứng, sót nhau.
Thủng tử cung
Nếu người bệnh mắc chửa trứng ác tính, lúc này bệnh đã ăn sâu vào lớp cơ tử cung, có thể sẽ làm thủng tử cung gây ra chảy máu tràn ngập ổ bụng. Ngoài ra những người bị chửa trứng thường có thành tử cung rất mềm nên rất dễ dẫn đến tình trạng thủng tử cung khi nạo hút trứng.
Ung thư nguyên bào nuôi
Bình thường, chửa trứng sẽ không nguy hiểm, vì có đến khoảng 80% chửa trứng là lành tính, người bệnh sẽ khỏi tuyệt đối sau khi nạo lấy hết nhau thai hoặc là cắt bỏ hoàn toàn dạ con ở người không có nhu cầu sinh đẻ nữa. Tuy nhiên có đến khoảng 20% trường hợp còn lại, các nguyên bào nuôi vẫn sẽ tiếp tục phát triển và tiết ra hCG dẫn đến biến chứng ung thư nguyên bào nuôi. Khi đã thành ung thư nguyên bào nuôi, bệnh sẽ phát triển nhanh, lan rộng và di chuyển tới các nơi khác như phổi, não...>>> Xem thêm: Hiện tượng chửa trứng nguy hiểm như thế nào?
3. Người bệnh phải làm sao khi bị chửa trứng?
Như đã nói ở phần trên, chửa trứng nếu như không được phát hiện và can thiệp sớm sẽ dẫn đến các biến chứng nguy hiểm. Do đó khi đã xác định được đúng là người bệnh đang bị mang thai trứng thì bác sĩ cần phải nạo hút thai ra khỏi cơ thể người bệnh càng sớm càng tốt.
Sau khi nạo hút thai trứng bệnh nhân cần phải được theo dõi chặt chẽ và tuân thủ đúng các chỉ định tái khám của bác sĩ.
Bệnh nhân bị chửa trứng lành tính cũng cần phải làm xét nghiệm máu, nước tiểu 2 tuần/lần cho đến khi nào lượng HCG trở về bình thường.
- Khi HCG đã về đến mức cho phép, bệnh nhân vẫn phải tiếp tục thử nước tiểu khoảng 4 tuần/lần trong thời gian là 6 tháng, cùng với làm thêm các xét nghiệm khác và siêu âm nếu như cần thiết để tránh những ảnh hưởng về sau.
Đau bụng kinh và những điều cần biết
Quần chíp giấy dùng một lần, lợi bất cập hại
Rối loạn kinh nguyệt - Nỗi lo của chị em ngày “đèn đỏ”
Lưu ý 9 tác dụng phụ của thuốc tránh thai hàng ngày
Khám và điều trị bệnh sùi mào gà ở đâu uy tín tại Hà Nội
Những người bị chửa trứng nên tuân thủ theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ, đặc biệt là ở giai đoạn hậu phẫu. Khi mang thai lần tiếp theo, người bệnh nên đến bệnh viện sớm để được chuẩn đoán và theo dõi xem mình có bị chửa trứng tái phát hay không. Tốt nhất, là nên chờ khoảng sau 1 năm, khi nồng độ HCG trong cơ thể đã xuống như cũ thì mới nên mang thai trở lại, như vậy bác sĩ cũng sẽ dễ đánh giá về tình trạng sức khỏe thai của bạn hơn.
Trên đây là một số điều bạn cần biết về chửa trứng, qua bài viết này, hi vọng bạn đọc đã hiểu rõ hơn về chửa trứng, cách điều trị và biến chứng của chửa trứng, từ đó giúp bạn đọc có thêm kiến thức cho mình và có cách phòng tránh, cũng như điều trị bệnh tốt hơn.>>> Xem thêm: Cách xác định chửa trứng là như thế nào?
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!