Từ lâu y học cổ truyền đã biết sử dụng một số huyệt có công năng ích khí, trợ dương, bổ thận, điều hoà ngũ tạng phòng trị nhược dương được cho là hiệu quả cao và dễ dàng thực hiện.
Sau đây là một số huyệt cơ bản có thể tham khảo sử dụng bằng bấm huyệt, châm cứu ngày một vài lần.
Các huyệt trên có tác dụng ích khí, trợ dương bổ thận, điều hòa ngũ tạng. Mỗi ngày có thể sử dụng một vài lần để châm cứu, tự day ấn huyệt, cứu ấm để hổ trợ phòng trị nhược dương cho cả nam và nữ giới rất hiệu quả không có tác dụng phụ.
- Huyệt dũng tuyền:Vị trí chỗ lõm dưới bàn chân, 2/5 trước và 3/5 sau đường nối đầu ngón chân 2 và gót chân. Huyệt này thuộc nhóm huyệt hồi dương có tác dụng nâng cao phục hồi chính khí, giáng âm hỏa, đình thần chí.
- Huyệt quan nguyên:Vị trí trên đường giữa bụng, dưới rốn 3 thốn, có tác dụng bổ thận, bổ khí, hồi dương, ôn điều huyết thất…
- Huyệt khí hải:Vị trí trên đường giữa bụng, dưới rốn 1,5 thốn. Có tác dụng điều khí, ích nguyên, bổ thận, hòa vinh huyết, ôn hạ tiêu…
- Huyệt thận du:Vị trí dưới mõm ngang đốt sống thắt lưng L2 đo ngang ra 1,5 thốn. Có tác dụng ích thủy, tráng hỏa, điều thận khí, kiện gân cốt…
Huyệt thận du
- Huyệt mệnh môn:Vị trí dưới mõm ngang đốt sống thắt lưng L2. Có tác dụng bổ nguyên, bổ thận, cố tinh…
- Huyệt thái khê:Vị trí chỗ lõm giữa bờ sau mắt cá chân với gân gót. Có tác dụng tư thận, tráng dương, kiện gân cốt…
Ngoài các huyệt cơ bả trên có thể áp dụng cách bấm huyệt, châm cứu ở 1 số huyệt theo đối chứng trị liệu tăng tác dụng điều trị như:
- Nếu dương vật khó cương lên do 'can khí hư', thêm huyệt tác dụng ích can khí, dưỡng huyết như can du, cách du, khúc tuyền…
- Nếu khi quan hệ xuất tinh sớm do 'thận khí hư' thêm huyệt có tác dụng ôn bổ thận khí, thêm huyệt: chí thất, âm cốc…
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!