Chuẩn bị sẵn sàng để ứng phó với hoả hoạn

Kiến Thức Y Học - 10/06/2024

Theo thống kê, tại Việt Nam mỗi năm có khoảng hơn 1500 vụ cháy làm khoảng 60 người chết và 250 người bị thương. Một nguyên nhân quan trọng dẫn tới các trường hợp tử vong do hoả hoạn là nạn nhân thiếu các kỹ năng thoát hiểm vì vậy bị mắc kẹt lại và chết vì ngạt khí.

Theo thống kê, tại Việt Nam mỗi năm có khoảng hơn 1500 vụ cháy làm khoảng 60 người chết và 250 người bị thương. Một nguyên nhân quan trọng dẫn tới các trường hợp tử vong do hoả hoạn là nạn nhân thiếu các kỹ năng thoát hiểm vì vậy bị mắc kẹt lại và chết vì ngạt khí.

Những điều cần chuẩn bị để ứng phó với hoả hoạn

1. Cần định hướng và ghi nhớ vị trí cửa chính và cửa phụ trong nhà để khi đám cháy xảy ra có thể bình tĩnh và nhanh chóng thoát ra ngoài theo 2 hướng này.

2. Tuyệt đối không nán lại để lấy của cải, giấy tờ khi nhà đã bốc cháy mà cần thoát ra càng sớm càng tốt. Sau đó gọi nhờ điện thoại của hàng xóm hoặc nhờ họ gọi cứu hoả (114)

3. Các thành viên trong gia đình, kể cả người giúp việc cần có kiến thức phòng cháy chữa cháy cũng như được rèn luyện kỹ năng thoát hiểm khi xảy ra hoả hoạn.

4. Trường hợp nhà có từ hai tầng lầu trở lên nên mua thang có thể mang vác, di chuyển được. Khi gặp sự cố, bạn có thể thoát ra bằng cửa sổ mà không sợ bị ngã, nhưng cũng phải chắc rằng mọi người trong nhà đều phải biết chỗ để thang và làm cách nào để sử dụng nó.

5. Trường hợp sống tại các khu chung cư, nhà cao tầng, khi hoả hoạn tuyệt đối không sử dụng thang máy để di chuyển đề phòng trường hợp có thể mắc kẹt lại trong thang do mất điện.

Chuẩn bị sẵn sàng để ứng phó với hoả hoạn Nhanh chóng thoát ra khỏi nhà khi có hoả hoạn xảy ra

6. Định trước điểm tập trung - một nơi an toàn bên ngoài nhà, nơi mà mọi người có thể tập trung ở đó và để kiểm tra số người trong gia đình đã thoát ra ngoài hết chưa.

7. Phần lớn trường hợp tử vong trong đám cháy không phải do lửa mà do khói và hơi độc gây ngạt. Do đó để tránh ngạt khói cần di chuyển ra ngoài bằng cách bò, một tay giữ ẵm em bé đặt sát bụng.

8. Khi tóc hoặc quần áo bị bén lửa dừng lại, nằm xuống và lăn người qua lại hoặc lăn tròn. Trẻ em cũng cần biết kỹ thuật này. Nếu bạn ở bên cạnh con khi quần áo của nó bắt lửa, hãy chụp lấy chăn đắp trùm nhanh lên người nó để dập tắt lửa.

9. Trước khi mở tung cửa chính nên kiểm tra tay cầm của cánh cửa xem nó có quá nóng không. Nếu tay cầm bị nóng do ngọn lửa đang bùng lên dữ dội ở phía sau, hãy thoát ra bằng cửa khác. Những người sống ở tầng một có thể thoát ra ngoài bằng cửa sổ. Đối với những người sống ở các tầng trên, tuy không thể nhảy xuống đất qua cửa sổ nhưng họ có thể chui ra ngoài, đứng tránh lửa trên mái vòm và dễ dàng được nhân viên cứu hỏa tìm thấy.

10. Dạy cho trẻ chỗ ẩn trú nếu chúng bị kẹt lại trong phòng, hãy chui xuống gầm giường và nằm sát xuống sàn nhà vì gầm giường là nơi đầu tiên những người lính cứu hỏa để mắt đến khi tìm kiếm những người còn kẹt lại.

11. Trên đường thoát ra ngoài nếu phải vượt qua một hành lang đầy khói, hãy nằm xuống và bò. Vì càng ở dưới thấp và gần cửa thì không khí tương đối thoáng hơn.

Xem thêm các kỹ năng thoát hiểm cần thiết tại chuyên mục Sống khoẻ của Lily & WeCare.

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!