Trẻ hay mè nheo, khóc lóc, ăn vạ đôi khi là do cha mẹ đã mắc phải cách ứng xử sai lầm này 4 thói quen sai lầm các bà mẹ thường mắc phải khiến con gái ghét cơ thể của mình Chuyên gia giấc ngủ chỉ ra những sai lầm của bố mẹ khi chăm sóc giấc ngủ cho con Cảnh báo trào lưu 'Sharenting' tiềm ẩn nguy cơ gây hại cho trẻ nhưng nhiều bố mẹ đang bị cuốn vào
Mike Leary - một chuyên gia tâm lý người Mỹ với 15 năm kinh nghiệm giảng dạy và có trung tâm tư vấn tâm lý riêng có tên College Hill Counseling Center. Ông có nhiều bài viết về các vấn đề làm cha mẹ, đã chỉ ra rằng: 'Tôi đã từng chứng kiến nỗ lực tốt đẹp của các bậc phụ huynh để lại những hậu quả nghiêm trọng trong thời gian dài, gây ra các vụ việc tự sát và, trong những trường hợp cực đoan, thậm chí giết người. Dưới đây là một vài trong số những sai lầm thường gặp nhất của các bậc phụ huynh khi nuôi dạy con có thể gây hại cho trẻ'.
1. Cho trẻ quá nhiều lựa chọn
Nhiều bậc phụ huynh cho rằng trẻ nhỏ nên luôn được thoải mái lựa chọn, trong khi trên thực tế, trẻ nhỏ có thể bị choáng ngợp nếu được trao cho quá nhiều sự lựa chọn.
2. Khen ngợi trẻ vì mọi điều trẻ làm
Khen ngợi quá nhiều khiến trẻ nhỏ hình thành tính thích được khen. Trẻ sẽ không làm bất kỳ điều gì đến khi được 'trả công'.
3. Cố làm trẻ vui
Trẻ cần học cách tự tìm niềm vui cho bản thân thay vì cha mẹ luôn phải tìm mọi cách mang lại niềm vui, sự thỏa mãn cho trẻ.
4. Nuông chiều trẻ
Trẻ dần dần sẽ tin rằng đòi hỏi sẽ giúp bản thân vui vẻ. Thói quen này khiến trẻ không bao giờ biết hài lòng, và có thể dẫn đến nguy cơ nghiện ngập và vui thích quá đà.
5. Cho trẻ tham gia quá nhiều hoạt động
Đây là sai lầm thường gặp với việc chơi thể thao. Nhiều bậc phụ huynh cho rằng tham gia nhiều hoạt động sẽ giúp trẻ tránh xa các rắc rối, nhưng thường thì quá bận rộn khiến dễ khiến trẻ bị kiệt sức hoặc thậm chí trở thành một tên 'đầu gấu'.
6. Cho rằng thông minh là điều quan trọng nhất với trẻ
Việc các bậc phụ huynh muốn đề cao trí thông minh của trẻ cũng là điều dễ hiểu. Tuy nhiên, tư tưởng này có thể khiến trẻ có tính hung hăng, coi thường người khác và cho rằng bản thân cần cư xử giả tạo và gian lận. Kết quả là, trẻ không được mọi người yêu mến.
7. Né tránh các kiến thức cơ bản về những chủ đề quan trọng – như giáo dục giới tính
Nhiều bậc phụ huynh sợ phải đề cập đến chủ đề giáo dục giới tính và cho rằng tránh bàn luận chủ đề này với trẻ sẽ tốt cho trẻ. Nhưng tôi từng gặp một cô bé 13 tuổi mang bầu, đôi lúc chỉ để khoe khoang trước các bậc phụ huynh.
8. Chỉ trích quá đà trước sai lầm của trẻ
Nhiều bậc phụ huynh thường cho rằng giám sát trẻ chặt chẽ sẽ giúp trẻ thành công và giỏi giang hơn. Nhưng những đứa trẻ trưởng thành bằng phương pháp nuôi dạy này nhiều khả năng sẽ bị ám ảnh bởi chủ nghĩa hoàn hảo từ ngoại hình, sở thích, thể thao, trí tuệ, v.v… Khi mắc sai lầm, chúng không thể giải quyết và trở nên giận dữ đến mức trong nhiều trường hợp họ tự tổn thương bản thân và thậm chí tự sát.
9. Trốn tránh và đe dọa trẻ
Đừng bao giờ cho rằng bạn sẽ không còn yêu thương con trẻ bởi hành động chưa ngoan của con, bởi một vài phụ huynh đã cư xử như vậy để khiến trẻ nghe lời. Trong thời gian ngắn, phương pháp này sẽ mang lại hiệu quả. Sau đó trẻ sẽ không còn quan tâm nữa.
10. Bắt trẻ làm việc không phù hợp với độ tuổi
Tôi có ba bệnh nhân người mà trước khi 4 tuổi đã tự xoay sở cho cuộc sống của chính mình, thậm chí còn phải chăm em nhỏ. Tôi cũng chứng kiến nhiều người không có con bởi tất cả bọn họ đều nói rằng: 'Tôi đã nuôi gia đình mình rồi'. Đây chính là hậu quả tương lai của những đứa trẻ phải tự xoay sở từ bé.
11. Không giới hạn thời lượng sử dụng các thiết bị điện tử
Dù là TV, video, trò chơi, điện thoại hay nhắn tin thì đều ảnh hưởng tới mối quan hệ thực giữa đứa trẻ với những người xung quanh. Tôi biết một gia đình mà người mẹ và cậu con trai tuổi vị thành viên liên tục nhắn tin cho nhau và không ai có thể tham gia và mối quan hệ của hai người họ.
12. Không để trẻ buồn chán
Một vài bậc phụ huynh cho rằng trẻ cần được liên tục động viên và họ phải có trách nhiệm giúp trẻ không bị buồn chán. Dần dần, trẻ không học được cách sáng tạo và động viên bản thân.
13. Không cho phép trẻ tham gia các trò chơi mạo hiểm
Các trường trong hệ thống trường mẫu giáo trong rừng đã cho thấy trẻ nhỏ ít ốm hơn, dễ thích nghi hơn và hòa thuận hơn so với những đứa trẻ bị quản thúc trong nhà.
14. Không trò chuyện với trẻ trước giờ đi ngủ
'Hôm nay có gì vui không con?'. Trẻ nhỏ sẽ ngủ sâu giấc hơn và cảm nhận được tình yêu thương của cha mẹ khi các bậc phụ huynh cho trẻ thấy họ quan tâm đến những điều quan trọng xảy ra trong cuộc sống của trẻ.
15. Không đọc sách cho trẻ
Đọc sách yêu cầu trẻ cần ngồi trật tự, yên tĩnh và phát huy trí tưởng tượng – những đức tính trẻ sẽ không có được nếu xem video. Phương pháp này giúp trẻ học cách lắng nghe ở trường, học cách tư duy sáng tạo và tìm ra các phương án thay thế.
16. Không để trẻ tự kiểm soát việc ăn uống
Sai lầm này bắt nguồn từ câu hỏi: 'Con no chưa?'. Lúc này, hoặc trẻ sẽ lấy thêm một khẩu phần ăn khác, hoặc trẻ sẽ bỏ thừa lại thức ăn. Sau đó trẻ sẽ có cảm giác thỏa mãn và không hiểu rằng mỗi lần trẻ ăn, dạ dày trẻ sẽ thích ứng với lượng thức ăn đó và phình ra. Còn việc bỏ lại đồ ăn là bố mẹ đang dạy trẻ lãng phí đồ ăn, điều này cũng không hề tốt.
17. Đánh trẻ lớn hơn 5 tuổi
Các bậc phụ huynh thường cho rằng đánh trẻ là cách dạy dỗ trẻ, nhưng hình thức phạt đó không bao giờ hiệu quả bằng tình yêu thương. Tôi đã gặp những bệnh nhân dạy con với phương châm 'Thương cho roi cho vọt – ghét cho ngọt cho bùi'. Con họ không chỉ hư đâu, chúng chống lại cha mẹ, giận dỗi, nhạo báng, lừa lọc, nhát gan và thụ động.
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!