Có thể điều trị ốm nghén bằng thuốc hay không? 2

Sức Khỏe Thai Kỳ - 12/22/2024

Ốm nghén là vấn đề chung ảnh hưởng rất lớn đến các chị em trong giai đoạn thai kỳ, chính vì vậy mong muốn cải thiện được tình trạng nghén khi mang thai là điều tất yếu. Tuy nhiên có khá nhiều mẹ bầu lựa chọn điều trị ốm nghén bằng các loại thuốc, vậy điều này có ảnh hưởng gì đến cả mẹ và con hay không?

Ốm nghén là vấn đề chung ảnh hưởng rất lớn đến các chị em trong giai đoạn thai kỳ, chính vì vậy mong muốn cải thiện được tình trạng nghén khi mang thai là điều tất yếu. Tuy nhiên có khá nhiều mẹ bầu lựa chọn điều trị ốm nghén bằng các loại thuốc, vậy điều này có ảnh hưởng gì đến cả mẹ và con hay không?

Tại sao lại điều trị ốm nghén bằng thuốc?

Ở giai đoạn đầu của thai kỳ, khoảng 90% phụ nữ đều có cảm giác buồn nôn, nôn, khó chịu. Thay vì lựa chọn cho mình những phương pháp cải thiện sức khỏe tự nhiên như sử dụng chanh, gừng... thì có những chị em không thể chống chọi lại với cơn buồn nôn nên đành phải nhờ đến các loại thuốc chống ói.

Với sự tiện lợi và phát huy tác dụng nhanh hơn việc áp dụng các nguyên liệu sẵn có, chính vì vậy mà thuốc chống buồn nôn vẫn đã và đang là sự lựa chọn hàng đầu của một số chị em.

Có thể điều trị ốm nghén bằng thuốc hay không?
                    
                    
                        
                        2

Sử dụng thuốc chống nôn là một trong những phương pháp điểu trị nghén hiệu quả

Cách điều trị ốm nghén bằng thuốc như thế nào?

Khi mẹ bầu không thể khắc phục được cơn buồn nôn, có trường hợp tưởng chừng như sống dở chết dở chỉ vì ốm nghén. Thì lúc này các bác sĩ chuyên khoa sẽ tư vấn và có thể đưa ra một số loại thuốc chống nôn thuộc nhóm kháng histamine hoặc domperidon, metoclopramid. Một số loại thuốc thường được kê cho thai phụ là:

  • Metoclopraimid: Đây là loại thuốc chỉ định cho những người buồn nôn, nôn do nhức đầu, nôn do rối loạn tiêu hóa, nôn sau phẫu thuật... Tuy nhiên metoclopraimid chống chỉ định cho những trương hợp chảy máu hoặc bị thủng dạ dày, tắc ruột...
  • Promethazin: Thường được dùng trong những trường hợp chống nôn, chống say tàu xe, chống chóng mặt... Tuy nhiên promethazin nằm trong nhóm kháng histamine cho nên cần cẩn trọng đối với người bị hen, tăng nhãn áp góc đóng, bí tiểu tiện...
  • Prochlorperazin: Loại thuốc này thường được bác sĩ chỉ định và mua theo đơn thuốc, prochlorperazin có tác dụng chống buồn nôn, chống nôn ói. Ngoài ra khi sử dụng prochlorperazin, bạn cần lưu ý sẽ mang lại rất nhiều tác dụng phụ không cần thiết. Có thể ảnh hưởng đến mẹ và cả thai nhi trong bụng.
  • Chlorpromazine: Có tác dụng đến hệ thần kinh trung ương vì vậy có thể giúp an thần, chống nôn. Những người bị suy tim và suy tuần hoàn; tiền sử giảm bạch cầu hạt; rối loạn máu; bệnh gan... nên cẩn trọng khi sử dụng thuốc.

Có thể điều trị ốm nghén bằng thuốc hay không?
                    
                    
                        
                        2

Điều trị ốm nghén bằng thuốc có thể gây ra nhiều tác dụng phụ cho cả mẹ và con

Vậy có thể điều trị ốm nghén bằng thuốc?

Theo khuyến cáo những bà mẹ khi mang thai cần hạn chế tối đa việc để thai nhi tiếp xúc vơi các loại thuốc ngay từ khi hình thành, vì có thể nó sẽ ảnh hưởng lớn đến việc phát triển của bé. Đặc biệt là gây ra dị tật thai nhi.

Mặc dù đến nay, chưa có một nghiên cứu nào đưa ra chính xác tác dụng của các loại thuốc chống nôn sẽ khiến cho trẻ mắc phải dị tật bẩm sinh. Tuy nhiên mức độ rủi ro và xác suất an toàn khi dùng các loại thuốc này khi mang thai không phải là an toàn tuyệt đối.

Có một số chị em thường chia sẻ thông tin bổ sung vitamin B6 trong giai đoạn ốm nghén có thể khắc phục được, nhưng nếu như mẹ bầu lạm dụng và tăng liều lượng này lên một cách bất thường sẽ gây ra ảnh hưởng nghiêm trọng đến não bộ của thai nhi. Chính vì vậy, khi có thai bạn chỉ nên bổ sung lượng vitamin B6 khoảng 10mg/ngày. Nếu như bị nôn thì cần uống 15 – 20mg/ngày chia làm 3 lần. Với liều này, sẽ an toàn và không gây ra tác hại gì cho cả mẹ và bé.

Vì thế chị em không nên tùy tiện áp dụng các loại thuốc trên để tự điều trị, mà cần có ý kiến tham khảo từ bác sĩ trước khi dùng. Để tránh những biến chứng, và tác dụng phụ của thuốc gây ra. Tùy vào tình trạng sức khỏe, mức độ nghén mà được bác sĩ kê toa điều trị phù hợp.

>>> Xem thêm: Mách mẹ bầu cách điều trị ốm nghén nhanh

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!