Nếu nhà bạn có vài đứa trẻ, việc chúng thường xuyên cãi nhau chắc hẳn không phải chuyện xa lạ. Chẳng hạn trẻ có thể vì tranh chấp một món đồ chơi mà cãi nhau gay gắt với anh chị em trong nhà. Trong trường hợp đó, bạn nên phản ứng thế nào?
Hãy để trẻ học cách cãi nhau, bởi điều này rất quan trọng.
Khi trẻ biết nên ứng xử thỏa đáng thế nào trong cuộc tranh cãi với người khác, trẻ sẽ biết cách tránh những xung đột không cần thiết. Đây cũng là điều các bậc cha mẹ mong mỏi con mình có thể làm được khi con trưởng thành.
Tranh chấp giúp trẻ hiểu cách kết nối mối quan hệ.
Ảnh minh họa
Đối với những đứa trẻ là con một, không có anh chị em trong gia đình, sau khi trẻ lớn lên, trẻ thường gặp khó khăn trong việc giải quyết xung đột liên quan đến các mối quan hệ xã hội.
Trẻ có xu hướng tự kiềm chế bản thân để duy trì những mối quan hệ tốt đẹp. Nếu không làm được điều đó, những đứa trẻ là con một có xu hướng trấn áp người khác hoặc đi vào một trạng thái tiêu cực là thiếu quyết đoán.
Những người có kĩ năng giao tiếp 'bậc thầy' trong xã hội hầu hết đều có điểm chung là, ngay từ nhỏ, họ đã phát triển cùng với anh chị em của mình.
Trẻ nhỏ vốn không có sở trường sử dụng kĩ năng duy trì mối quan hệ với người khác. Vậy, nếu muốn trẻ học được những kĩ năng giao tiếp xã hội, phương pháp duy nhất chính là cho phép trẻ tranh chấp với người khác.
Thông qua tranh chấp, trẻ sẽ biết được phương pháp nào khiến đối phương sẵn lòng hợp tác với mình, hoặc phương pháp nào hoàn toàn không có tác dụng.
Theo thời gian, trẻ sẽ hiểu được, nếu trẻ đánh vào mặt anh trai của mình, anh trai sẽ không thể tiếp tục đối xử tốt với trẻ. Nếu trẻ không cho phép anh trai, chị gái bước vào phòng chơi với mình, họ cũng sẽ làm điều tương tự với trẻ.
Thông thường, tranh chấp giữa trẻ và anh chị em trong gia đình có liên quan đến quyền lực. Nếu trẻ có anh chị em trong gia đình, tiềm thức của trẻ sẽ tự phân chia vai vế, không gian sinh hoạt (địa bàn), và khả năng tự giải quyết vấn đề (tự lập).
Ảnh minh họa
Khi các con trong nhà cãi nhau, điều bạn có thể làm là duy trì thái độ không can thiệp. Suy cho cùng, trẻ vẫn là trẻ con, bạn không thể thông qua quy tắc công bằng để thay đổi tính nết của trẻ. Ngay cả khi, bạn cố gắng dàn xếp cuộc tranh cãi giữa trẻ và các anh em trong nhà, kết quả vẫn không mấy khả quan.
Lần kế tiếp, nếu thấy các con cãi nhau, thay vì buồn rầu hoặc phiền lòng, bạn nên cảm thấy vui mừng. Bởi đấy là cơ hội tuyệt vời để trẻ học hỏi, rèn luyện kĩ năng giao tiếp xã hội.
Nếu không thể tỏ ra bàng quan khi thấy các con cãi nhau, ít nhất bạn không nên can thiệp, nếu không bạn đang tước đoạt cơ hội phát triển của trẻ.
Theo Cmoney
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!