Con sinh ra hoàn toàn khỏe mạnh nhưng 1 tuổi lại phát hiện bị bại não, người mẹ ngã quỵ khi biết nguyên nhân do thứ cô đặt dưới đầu giường

Làm mẹ - 05/06/2024

Thấy con không được linh động, mãi chẳng biết nói từ nào nên người mẹ đã đưa con đi khám.

Tiểu Tuệ (Trung Quốc) và chồng kết hôn 2 năm mới có con. Sau khi cô sinh con trai liền nghỉ việc ở nhà để toàn tâm toàn ý chăm sóc bé. Con trai cô được cô chăm bẵm rất tốt, mập mạp, đáng yêu khiến ai cũng yêu thích.

Nhưng mấy tháng gần đây Tiểu Tuệ phát hiện con có nhiều điểm khác thường. Cậu bé không còn hoạt bát, hiếu động như trước kia. Đôi mắt càng chẳng linh động như trước đó, còn thường xuyên nhìn chằm chằm một chỗ với ánh mắt như dại ra. Những đứa trẻ khác 1 tuổi đã bi bô học nói, con trai cô thì mãi chẳng biết nói từ nào.

Lo lắng nên Tiểu Tuệ đã đưa con đến bệnh viện khám. Vừa nghe kết quả bác sĩ thông báo, cô lập tức ngã quỵ. Tại sao con trai cô lại bị bại não? Khi cô mang thai mọi chỉ số của thai nhi hoàn toàn bình thường. Con cô sinh ra cũng hoàn toàn khỏe mạnh, thậm chí mới thời gian trước đây bé vẫn rất bình thường cơ mà!

Con sinh ra hoàn toàn khỏe mạnh nhưng 1 tuổi lại phát hiện bị bại não, người mẹ ngã quỵ khi biết nguyên nhân do thứ cô đặt dưới đầu giường

Đứa bé sinh ra khỏe mạnh nhưng 1 tuổi lại phát hiện bị bại não. (Ảnh minh họa)

Nhưng qua tìm hiểu, bác sĩ được biết, nhà của Tiểu Tuệ khá cũ, còn ở tầng 1, trong phòng luôn ẩm ướt. Sau khi sinh con, Tiểu Tuệ sợ trong nhà nhiều gián và các loại côn trùng sẽ gây hại cho sức khỏe bé nên khi bé được khoảng 3 tháng tuổi thì cô bắt đầu rải viên băng phiến gần như khắp nhà. Trong tủ quần áo, dưới gầm giường, thậm chí cô để cả ở đầu giường hòng đuổi côn trùng. Cách làm ấy do cô học được từ các bà, các cô dưới quê. Cô cũng thấy nhiều người dùng mà không hề có tác hại gì.

Tiểu Tuệ dùng băng phiến vốn muốn tốt cho con nhưng cuối cùng lại là hại con mình. Bác sĩ giải thích rằng, băng phiến là một đồ vật rất độc hại, nhất là đối với trẻ em. Trẻ càng nhỏ, cơ thể càng yếu ớt thì mức độ chịu ảnh hưởng của độc tố càng nghiêm trọng. Thậm chí có thể gây tử vong nếu trẻ bị ngộ độc nặng băng phiến.

Cha mẹ tốt nhất không dùng băng phiến nếu trong nhà có trẻ nhỏ

Băng phiến được sản xuất từ hóa chất Napthalen. Naphtalen có tính thăng hoa, tức là có khả năng chuyển từ thể rắn sang thể khí mà không cần qua giai đoạn trung gian là chất lỏng ở điều kiện nhiệt độ bình thường. Do vậy, viên băng phiến để trong tủ sẽ bay hơi tạo mùi xua đuổi côn trùng, rận rệp.

Hiện tại, băng phiến vẫn còn được dùng nhiều ở các nước đang phát triển do rẻ tiền, dễ sản xuất hơn. Riêng ở Mỹ và châu Âu, loại này gần như không còn sử dụng vì độc tính cao.

Đầu năm 2011, một nhóm bác sĩ nhi khoa ở Australia đã phải kêu gọi lệnh cấm bán các loại băng phiến chứa naphthalene bởi trước đó, nó đã khiến 1 trẻ tử vong và 2 trẻ khác ở Úc bị tổn thương não.

Con sinh ra hoàn toàn khỏe mạnh nhưng 1 tuổi lại phát hiện bị bại não, người mẹ ngã quỵ khi biết nguyên nhân do thứ cô đặt dưới đầu giường

Trẻ nhỏ, nhất là trẻ dưới 5 tuổi nếu nuốt nhầm hoặc hít quá nhiều hơi băng phiến trong môi trường kín, thiếu khí có thể gây tổn thương não bộ (Ảnh minh họa)

Tiến sĩ William Tarnow-Mordi, chuyên gia nhi khoa (rường Đại học Sydney), cho biết, trẻ nhỏ thường xuyên mặc quần áo có chứa băng phiến thì một lượng lớn hồng cầu sẽ bị phá hủy. Trong thời gian dài, trẻ có thể mắc bệnh thiếu máu. Naphthalene trong băng phiến là một chất vô cùng độc hại, có thể gây đục thủy tinh thể ở người, gây tổn thương não do thiếu máu ở trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh. Trong băng phiến còn có chứa paradicholorobenzen, cùng với naphthalene, chúng có thể gây ngộ độc cho trẻ nếu hít nhiều hoặc ăn phải.

Thạc sĩ, bác sĩ Trần Ngọc Lưu Phương (Khoa Nội Tiêu hóa, Bệnh viện Nguyễn Tri Phương, TP Hồ Chí Minh) cho biết, trẻ nhỏ, nhất là trẻ dưới 5 tuổi nếu nuốt nhầm hoặc hít quá nhiều hơi băng phiến trong môi trường kín, thiếu khí có thể gây tổn thương não bộ với các biểu hiện như: đi đứng khó khăn, không điều hòa và phối hợp được các động tác của tay chân, suy giảm trí nhớ. 'Riêng ở trẻ nhỏ rất dễ bị ngộ độc vì khi mặc quần áo vừa lấy ra khỏi tủ có chứa viên thuốc này, hơi còn bám rất nhiều, rất lâu trên quần áo', bác sĩ Trần Ngọc Lưu Phương nhấn mạnh.

Ngộ độc cấp:Buồn nôn, nôn ói, tiêu chảy, vàng da, tiểu sậm màu, nhức đầu, bồn chồn, kích động, lú lẫn, co giật rồi hôn mê, thậm chí có thể tử vong.

Ngộ độc mạn tính:Có thể gây vỡ hồng cầu làm thiếu máu, gây hoại tử gan, tổn thương thần kinh (nhất là ở trẻ nhỏ), làm mệt mỏi, cáu gắt, hay chóng mặt, làm việc kém, trẻ em thì chậm phát triển, ảnh hưởng tới trí não. Bệnh nhân có thể tiêu chảy kéo dài, viêm hô hấp trên (mũi hầu, họng) và hô hấp dưới (khí quản, phế quản, phổi) mãn tính, đục thủy tinh thể, tổn thương võng mạc (lớp nằm trong cùng của đáy mắt) làm giảm thị lực...

Ngoài ra, vì băng phiến có mùi thơm và vị ngọt nên nhiều đứa trẻ sẽ tưởng nhầm là kẹo mà vô tình ăn phải, gây nguy hiểm khôn lường đối với sức khỏe bé. Do đó, tốt nhất là cha mẹ không sử dụng băng phiến nếu trong nhà có trẻ nhỏ để đảm bảo an toàn cho con.

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!