Mọc răng là một trong những giai đoạn đặc biệt và được mong đợi nhất trong quá trình phát triển của trẻ. Đây là thời điểm đánh dấu sự thích nghi của trẻ với môi trường sống, Thời điểm mọc răng sớm hay muộn của các bé là khác nhau, và do nhiều nguyên nhân, trung bình trong khoảng 4 - 12 tháng tuổi. Khi những “mầm răng” đầu tiên bắt đầu có thể thấy mờ mờ bên dưới lợi (nướu), đồng thời cácdấu hiệu bé sắp mọc răng sữa cũng thường xuất hiện rồi tự hết trong vòng 3 - 7 ngày. Tuy chỉ là một quá trình sinh lý bình thường ở trẻ, nhưng một số triệu chứng cảnh báo bệnh bị nhầm tưởng là dấu hiệu mọc răng. Do đó, dưới đây là các dấu hiệu chuẩn bị mọc răng phổ biến ở trẻ mà các bậc cha mẹ cần tìm hiểu và nhận biết.
1. Chảy dãi
Quá trình mọc răng sẽ kích thích nước dãi trong khoang miệng chảy ra nhiều hơn. Tuy nhiên, chảy dãi là hiện tượng phổ biến với các bé 10 tuần đến khoảng 4 tháng tuổi. Bố mẹ có thể nhầm lẫn việc chảy dãi bình thường là dấu hiệu bé sắp mọc răng sữa. Do đó, cần quan sát thêm các dấu hiệu khác, cũng như tham khảo thứ tự mọc răng sữa của bé để có sự chuẩn bị phù hợp.
2. Cổ, cằm và quanh miệng nổi ban
Nước dãi chảy nhiều ra khỏi khoang miệng làm thấm ướt vùng cổ và quanh miệng, có thể khiến bé bị nổi ban ở những vùng da tiếp xúc với nước bọt. Khi nhận thấy dấu hiệu này, bố mẹ nên vệ sinh thường xuyên quanh miệng khi bé chảy nước dãi.
3. Bị ho
Nước dãi tiết ra nhiều có khả năng khiến bé bị nghẹn, sặc và gây ho. Nếu bị ho không kèm các triệu chứng khác của cảm hoặc dị ứng thì chứng tỏ bé sắp mọc răng. Tuy nhiên, ho là một hiện tượng phổ biến ở trẻ em. Nếu bố mẹ nhận thấy bé bị ho nhiều, rặn hơi để ho đến tái hoặc đỏ bừng mặt, thì nên đưa trẻ đến cơ sở y tế để được chẩn đoán bệnh và khám và điều trị sớm.
4. Thích nhai, gặm, cắn
Áp lực khi một mầm răng chuẩn bị chồi lên khỏi lợi khiến bé cảm thấy ngứa, bứt rứt và thậm chí là đau nhức. Khi đó, bé có xu hướng tìm cách giảm thiểu sự khó chịu thông qua việc cắn, gặm bất cứ thứ gì có thể như đồ chơi, thìa, thức ăn hoặc cả ngón tay, bàn tay. Để cho bé đỡ bị ngứa lợi, các mẹ có thể chuẩn bị ti giả (núm vú giả) hoặc trái cây mềm (táo, cam, xoài, mận,... nên cắt miếng lớn, và chú ý quan sát để tránh bé bị hốc). Lưu ý, dù là ti giả hay thực phẩm cũng cần được làm sạch kỹ lưỡng, không nên quá lạnh hoặc quá nóng, tránh để làm tổn thương sức khoẻ răng lợi của bé. Trong giai đoạn bé sắp mọc răng sữa, đề phòng bé cho vào miệng các dị vật, đồ chơi cứng, bẩn hoặc có nhiều chi tiết dễ tháo ráp, tuyệt đối cẩn thận với các tình huống hốc dị vật ở trẻ em.
5. Kéo tai, dùng tay chà vào má
Lợi, tai và má cùng có chung một đường dây thần kinh và có sự tác động qua lại. Khi có dấu hiệu mọc răng, bé có biểu hiện kéo, chà vào các khu vực này. Tuy nhiên, các bé bị nhiễm trùng tai cũng có biểu hiện kéo tai thường xuyên. Vì thế, bạn nên đưa bé đi khám nếu dấu hiệu kéo tai kèm các biểu hiện bất thường không liên quan đến dấu hiệu mọc răng.
6. Lợi sưng đỏ, chảy máu và đau
Lợi bị kích thích và nứt ra trong quá trình mọc răng, có hiện tượng sưng đỏ và chảy máu nhẹ. Những lúc này bé sẽ đau nhức và hơi sốt, ...bố mẹ có thể dùng tay để mát xa nhẹ ở nướu răng để giúp bé vơi cơn đau. Lưu ý cần vệ sinh tay sạch sẽ để tránh đưa vi khuẩn vào miệng trẻ, không để móng tay dài làm tổn thương vòm miệng của bé, cũng như chuẩn bị tinh thần trong trường hợp bị bé nhai nghiến (dù chưa có răng vẫn khá đau, nên tránh giật tay quá mạnh làm đau bé)
7. Tăng nhiệt độ và tiêu chảy nhẹ
Cần hiểu rằng, bé bị sốt nguyên nhân chính không phải do mọc răng. Đó là vì giai đoạn mọc răng cũng là thời điểm hệ miễn dịch của bé thay đổi, vi khuẩn dễ dàng xâm nhập vào cơ thể gây sốt cho bé. Ngoài ra, nguyên nhân khiến một số bé đi ngoài nhiều hơn bình thường, hay bị tiêu chảy là do biếng ăn, dẫn đến hệ tiêu hoá bị rồi loạn. Thực tế, bố mẹ cần đề phòng tình trạng sốt và tiêu chảy trong giai đoạn mọc răng, có thể là dấu hiệu cảnh báo những bệnh nghiêm trọng khác. Khi nhiệt độ cơ thể và tần suất tiêu chảy trở nặng hơn, bố mẹ cần nhanh chóng đưa bé đi khám.
Kết
Hầu hết những dấu hiệu bé sắp mọc răng sữa đều không có diễn biến nghiêm trọng và kéo dài quá lâu, thường bắt đầu khi răng nhú lên và kéo dài đến ngày hôm sau. Tuy nhiên, đây là một giai đoạn nhạy cảm và quan trọng đối với sức khoẻ của bé. Bố mẹ cần chú ý theo dõi các dấu hiện và thứ tự mọc răng của bé, cũng như tìm hiểu nhiều hơn đếnchế độ dinh dưỡng và sinh hoạt phù hợp để bé được phát triển một cách toàn diện.
Cám ơn đã đọc bài viết!
>>> Xem thêm: Bé mọc chiếc răng sữa đầu tiên khi nào?
Làm sao để trẻ an toàn dưới nước?
Khi nào nên đưa bé đi khâu vết thương?
Phụ nữ mang thai và tầm quan trọng của axit folic
Thứ tự mọc răng sữa của trẻ sơ sinh
Khi nào nên tẩy giun cho trẻ
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!