Trong cuộc sống ngày nay, vô sinh ở nữ giới là căn bệnh không hề hiếm gặp. Ở Việt Nam, năm 2015 có 700 000 đến 1 triệu đôi vợ chồng mắc bệnh vô sinh (theo số liệu Bệnh viện Phụ sản Trung ương và Đại học y cung cấp).
Nếu vợ chồng bạn trong vòng sáu tháng - một năm không sử dụng bất kì biện pháp an toàn nào khi quan hệ, mà vẫn chưa thụ thai thì thực sự phải quan tâm đến sức khoẻ sinh sản của cả vợ và chồng. Trước khi quyết định có nên đến gặp bác sĩ hay không, hãy điểm qua ngay những dấu hiệu vô sinh ở nữ dưới đây.
Những thay đổi trong chu kì kinh nguyệt và rụng trứng
Sự bất thường trong trong chu kì dù là nhỏ đều có thể có ảnh hưởng xấu, dẫn đến các căn bệnh liên quan đến vô sinh. Thêm vào đó, các biểu hiện này thường bị xem nhẹ nên các chị em cần chú ý hơn đến sức khoẻ phụ khoa của chính mình.
Các triệu trứng gồm có:
- Chu kì bất thường, chảy máu nhiều hay quá ít so với chu kì bình thường.
- Tiếp đó là kinh nguyệt không đều, số ngày mỗi chu kì hoàn toàn khác nhau mỗi tháng.
- Không có kinh nguyệt, bạn chưa bao giờ có kinh nguyệt hoặc kinh nguyệt đột nhiên dừng lại.
- Đau đớn trong kì kinh nguyệt như đau lưng, chuột rút, đau vùng chậu thường xuyên xuất hiện.
4 biểu hiện này khá nhỏ nhưng lại có thể ảnh hưởng xấu đến quá trình rụng trứng, liên quan đến các bệnh phụ khoa,... và hoàn toàn có khả năng dẫn đến vô sinh ở nữ giới nếu không được phát hiện và điều trị đúng cách.
Thay đổi nội tiết tố trong cơ thể nữ giới
Đôi khi, vô sinh ở nữ còn liên quan đến một số vấn đề về nội tiết tố (hay còn gọi là hormone) trong cơ thế. Nếu bạn đột nhiên có những biểu hiện sau đây, hãy cẩn trọng vì đây cũng có thể là các dấu hiệu của vô sinh:
- Da thay đổi, nổi nhiều mụn trứng cá hơn
- Thay đổi về đời sống tình dục và ham muốn
- Sự tăng trưởng ria/ lông đen ở mép, ngực và cằm
- Rụng tóc hoặc tóc dần dần mỏng đi
- Tăng cân đột ngột
Những triệu chứng khác
Dấu hiệu cảnh báo vô sinh không chỉ có vậy. Các triệu chứng khác dẫn tới các bệnh khác liên quan đến vô sinh còn có:
- Dịch trắng đục chảy ra từ đầu vú (khi không trong thời kì cho con bú)
- Đau đớn khi quan hệ tình dục
Đau bụng kinh và những điều cần biết
Quần chíp giấy dùng một lần, lợi bất cập hại
Rối loạn kinh nguyệt - Nỗi lo của chị em ngày “đèn đỏ”
Lưu ý 9 tác dụng phụ của thuốc tránh thai hàng ngày
Khám và điều trị bệnh sùi mào gà ở đâu uy tín tại Hà Nội
Nếu có những biểu hiện trên, bạn nên tới gặp bác sĩ sớm
Bạn nếu đang nằm trong độ tuổi dưới 35 và đang cố gắng có con nhưng không thành công trong một năm gân đây, hãy đặt lịch hẹn với bác sĩ ngay. Phụ nữ 35 tuổi hoặc hơn nên gặp bác sĩ sau 6 tháng cố gắng có thai.
Các bài kiểm tra về máu, nước tiểu và siêu âm sẽ được tiến hành để xem xem vấn đề thực sự đang nằm ở đâu. Bác sĩ có thể sẽ giới thiệu bạn đến một bác sĩ chuyên về sản khoa. Họ sẽ hỏi bạn các câu hỏi về những triệu chứng bạn gặp phải trong quá trình cố gắng mang thai, bên cạnh đó sẽ là những câu hỏi liên quan đến các bệnh lý đã gặp phải trước đây.
>>> Xem thêm: Những dấu hiệu vô sinh ở nữ giới khá phổ biến các chị em nên biết
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!