Đau lưng trong giai đoạn thai kỳ là tình trạng khá phổ biến khiến ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của chị em. Tình trạng sức khỏe này có thể gây bất lợi cho sinh hoạt và phá vỡ thói quen hàng ngày. Để có thể hiểu rõ hơn vấn đề này, hãy cùng Lily & WeCare tìm hiểu bài viết dưới đây.
Nguyên nhân gây đau lưng trong thai kỳ
1. D0 tăng cân
Trong thời kỳ mang thai, phụ nữ có xu hướng tăng cân rất nhiều và cột sống phải hỗ trợ để mang thêm trọng lượng đó. Cân nặng của thai nhi tăng dần lên và tử cung to ra chèn ép lên các mạch máu và dây thần kinh vùng xương chậu và lưng gây đau lưng.
2. Thay đổi tư thế
Trọng tâm cơ thể sẽ thay đổi trong thời kỳ mang thai, khiến có những tư thế sai, không phù hợp, đứng hoặc cúi xuống quá lâu. Kết quả là bạn có thể bị đau lưng do cơ bụng bị kéo giãn.
3. Sự tách cơ
Khi tử cung mở rộng, hai cơ bắp song song từ lồng ngực đến xương mu có thể bị tách dọc theo đường nối giữa, do đó có thể gây ra triệu chứng đau lưng.
4. Căng thẳng
Căng thẳng có thể gây căng và co thắt cơ lưng dẫn đến đau lưng.
5. Thừa cân
Mẹ bầu có thể đau lưng nhiều hơn trong quá trình mang thai nếu bị thừa cân hoặc không phải là mang thai lần đầu. Công việc vất vả, chứng đau lưng hoặc đau vùng xương chậu, hoặc tổn thương xương chậu trước đây cũng có thể gây ra đau lưng trong thai kỳ.
Cách khắc phục đau lưng hiệu quả trong thai kỳ
1. Không nên làm quá sức
Đừng cố nhấc các vật nặng. Trong trường hợp bạn phải cúi xuống nhấc vật nặng, hãy làm đúng tư thế. Đừng uốn cong eo, hãy cong gối hoặc ngồi xổm và nhấc nó lên. Đừng làm căng cơ lưng.
2. Duy trì tư thế đúng
- Tránh ngồi hoặc đứng quá lâu. Không đứng bằng một chân. Thỉnh thoảng nên ngồi xuống ghế nghỉ ngơi, nhất là sau khi phải đứng trong một thời gian dài.
- Khi ngồi trên ghế cần chọn ghế có tựa, nên dùng thêm gối tựa và cố gắng giữ lưng thẳng.
- Đứng thẳng với hai vai thả lỏng.
- Khi đi làm hoặc lúc lái xe các mẹ bầu có thể cân nhắc dùng đai hỗ trợ. Cố gắng không ngồi bắt chéo chân và sắp xếp đúng khoảng cách giữa màn hình máy tính và ghế. Cố gắng thỉnh thoảng rời khỏi bàn làm việc và hít thở không khí trong lành vào giờ ăn trưa.
- Hãy cẩn thận khi làm việc nhà, tránh các việc quá nặng.
- Nếu bạn đang có con trong độ tuổi tập đi và mang thai lần hai, cần đặc biệt chú ý tư thế khi nâng đỡ bế con. Cố gắng quỳ xuống hoặc ngồi xổm để bế đỡ con.
3. Lưu ý tư thế khi ngủ
- Nằm nghiêng một bên khi ngủ và không gập đầu gối. Sử dụng gối chữ U cho phụ nữ mang bầu hoặc kẹp gối giữa hai chân và chèn gối sau lưng khi ngủ sẽ giúp cho mẹ bầu thoải mái hơn.
- Ngủ trên tấm đệm cứng tạo độ phẳng.
- Khi ra khỏi giường, lật người sang một bên, từ từ đẩy người ngồi dậy và sau đó đứng lên Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ phụ khoa về các bài tập kéo giãn và các bài tập ít tác động an toàn cho bạn. Các những bài tập đó có thể giúp giảm đau lưng và tăng cường sự linh hoạt cho cơ thể.
- Nếu bác sĩ đồng ý bạn có thể thử liệu pháp mát-xa nhẹ nhàng.
- Không dùng bất kỳ loại thuốc nào mà không có sự đồng ý của bác sĩ vì có thể gây ra biến chứng trong thai kỳ.
4. Các bài tập cho tim mạch giúp giảm đau lưng
Một hoạt động làm tăng nhịp tim trong một khoảng thời gian nhất định được gọi là các bài tập cho tim mạch. Đi bộ, đạp xe, bơi lội đều an toàn cho phần lớn phụ nữ mang thai và có thể thực hiện trong khoảng 20 - 45 phút/ngày, từ 3-5 ngày/tuần. Phụ nữ mang thai nên tập thể dục ở mức độ nhẹ hoặc trung bình, không nên tập quá sức. Hãy nhớ rằng bất kỳ bài tập thể dục nào cũng tốt hơn là không tập gì, ngay cả 10 phút đi bộ vào giờ ăn trưa cũng rất có lợi.
5. Chườm nóng-lạnh
Dùng miếng chườm nóng hoặc miếng dán lạnh có thể làm giảm đau lưng tạm thời. Mát-xa cũng rất hữu ích cho phụ nữ mang thai khi bị đau lưng.
Nguồn: Sống khỏe
Liệu stress có làm giảm khả năng mang thai?
Những thực phẩm có lợi và giúp tăng khả năng mang thai
Phụ nữ mang thai và tầm quan trọng của axit folic
Dược thiện bổ huyết ích khí từ 7 món gà ác hầm
Tư thế nằm của mẹ bầu ảnh hưởng lớn đến thai nhi
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!