Dạy trẻ tập bò và những điều mẹ cần biết

Kiến Thức Y Học - 11/24/2024

Việc học bò của trẻ thường bắt đầu từ tháng thứ 6 đến tháng thứ 10. Để bò tốt, bé cần nhận được sự dạy dỗ của mẹ trong quá trình tập bò. Cùng với thời điểm này, trẻ có thể biết lẫy và biết cách nâng người bằng cách chống tay xuống dưới sàn nhà cũng như ngước đầu lên để nhìn ngắm thế giới xung quanh.

Việc học bò của trẻ thường bắt đầu từ tháng thứ 6 đến tháng thứ 10. Để bò tốt, bé cần nhận được sự dạy dỗ của mẹ trong quá trình tập bò. Cùng với thời điểm này, trẻ có thể biết lẫy và biết cách nâng người bằng cách chống tay xuống dưới sàn nhà cũng như ngước đầu lên để nhìn ngắm thế giới xung quanh.

Học bò sẽ hơn ngay sau khi trẻ ngồi vững mà không cần trợ giúp từ bố mẹ. Khi trẻ ngồi vững cũng có nghĩa là cơ ở chân tay của trẻ đã đủ khỏe mạnh để hỗ trợ tốt cho trẻ học bò.

Nhiều trẻ cần rất nhiều thời gian để làm quen với việc học bò. Một số trẻ chống tay, chống đầu gối như giống chuẩn bị bò nhưng lại cứ ở nguyên một chỗ khiến cha mẹ sốt ruột. Nhưng chỉ cần mẹ kiên trì dạy trẻ tập bò trong thời gian ngắn, trẻ sẽ học được cách phối hợp tay với đầu gối để di chuyển về phía trước.

Khi sẵn sàng học bò là lúc trẻ

- Kiểm soát tốt cổ và đầu: Thời gian nằm úp bụng sẽ luyện cơ bắp ở cổ và đầu của trẻ cứng cáp. Mẹ nên dạy con kiểm soát đầu tốt để có thể quay ngang, quay dọc khi bò.

- Ngồi không cần giúp đỡ: Khi con tự ngồi được có nghĩa là trẻ đã phát triển các cơ bắp cứng cáp, tạo bước đệm cho trẻ bắt đầu học bò.

- Phối hợp tốt bên trái và bên phải của cơ thể: trẻ mới biết bò có thể chống tay, chống đầu gối đúng tư thế, nhưng trẻ lại không thể đẩy người lên trên do sự thiếu phối hợp giữa bên trái và bên phải của cơ thể. Việc này khiến việc học bò của trẻ tạm thời thất bại

Dạy trẻ tập bò và những điều mẹ cần biết

Kiểm soát tốt cổ và đầu giúp trẻ sẵn sàng học bò.

Mẹ hãy dạy trẻ tập bò bằng cách

Tập cho trẻ nằm sấp

Khả năng học bò của con sẽ tốt hơn khi mẹ dành thời gian để bế trẻ nằm sấp trên sàn nhà. Hãy đặt những món đồ chơi trẻ thích trước mặt của trẻ để buộc trẻ phải trườn người tới lấy. Me nên kê thêm một chiếc gối hay chiếc khăn tắm được cuộn lại ở dưới ngực của trẻ khi cho trẻ nằm sấp. Mẹ cũng có nên dùng tay đẩy chân của trẻ, tạo đà cho trẻ học bò.

Cho trẻ bắt chước

Luyện tập thể chất cho con là cách giúp con học bò hiệu quả. Tuy vậy, mẹ dạy bé theo kiểu bắt chước cũng mang lại nhiều lợi ích. Lúc hai mẹ con ngồi chơi trên sàn nhà, mẹ có thể mời thêm một bé lớn hơn và đã bò thành thạo làm mẫu cho bé nhà mình. Nhìn thấy trẻ khác bò là sẽ giúp niềm yêu thích bắt chước trong bé sẽ trỗi dậy. Bé sẽ dễ bò được hơn.

Để trẻ bò tới - lui

Nhiều cha mẹ cảm thấy lo lắng khi bé nhà mình lúc ban đầu bò theo một hướng, rồi sau đó lai bò theo hướng khác, thậm chí có bé còn thích bò ngược hay bò lùi lại phía sau. Nhiều cha mẹ lo sợ khi bé bò ngược thì khả năng vận động sẽ kém hơn so với viêc bé bò về phía trước. Tuy vậy, các chuyên gia khẳng định rằng, bố mẹ không việc gì phải lo lắng khi bé thích bò theo cách như vậy. Nếu bé thích bò giật lùi, mẹ hãy cứ để bé được thoải mái. Mỗi bé khác nhau lại có cách bò khác nhau. Và khả năng bò của bé sẽ tốt hơn khi bé đã quen.

Dạy trẻ tập bò và những điều mẹ cần biết

Cho trẻ bò tới bò lui.

Khi trẻ "trốn" bò

Bò không phải là một giai đoạn phát triển được đánh dấu quan trọng ở trên biểu đồ tăng trưởng của trẻ vì nó không phải cột mốc chính. Nếu bé không biết bò thì hầu như không có liên quan hay ảnh hưởng đến thể chất và trí tuệ của trẻ

Trên thực tế, có nhiều trẻ không bao giờ bò. Và me không cần quá lo. Đơn giản là vì bé thích bỏ qua giai đoạn này để tiến thẳng tới giai đoạn học đi.

Việc bò của trẻ được xem như một khả năng có thể có có thể không ở trẻ. Vì vậy, nó cũng không phải là một tiêu chí đánh giá sự phát triển tổng thể ở trẻ. Trong khi phần lớn các trẻ đều biết bò thì có một số bé khác lại không bao giờ bò và các chuyên gia tin rằng, nếu trẻ vẫn đáp ứng được các phát triển khác như ngồi hay biết đi thì việc bé không biết bò không có gì đáng lo ngại cả.

Chúc các mẹ thành công với việc dạy trẻ tập bò. Và cũng không cần phải lo lắng nếu bé nhà các thuộc vào số ít, tức là những trẻ không bỏ qua giai đoạn bò để đến với giai đoạn phát triển kế tiếp.

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!