Đẻ thường hay đẻ mổ đều có nguy cơ nhiễm khuẩn hậu sản

Kiến Thức Y Học - 04/28/2024

Nhiễm khuẩn hậu sản thường được gặp nhất trong sản khoa. Tỉ lệ chị em bị nhiễm khuẩn hậu sản ngày càng tăng cao. Nhiễm khuẩn hậu sản để lại nhiều di chứng sức khỏe và khả năng sinh sản của chị em. Vì vậy hiểu biết nhiều về nhiễm khuẩn hậu sản trong các trường hợp mẹ bầu sinh thường hay sinh mổ để có cách phòng ngừa và ứng biến kịp thời.

Nhiễm khuẩn hậu sản thường được gặp nhất trong sản khoa. Tỉ lệ chị em bị nhiễm khuẩn hậu sản ngày càng tăng cao. Nhiễm khuẩn hậu sản để lại nhiều di chứng sức khỏe và khả năng sinh sản của chị em. Vì vậy hiểu biết nhiều về nhiễm khuẩn hậu sản trong các trường hợp mẹ bầu sinh thường hay sinh mổ để có cách phòng ngừa và ứng biến kịp thời.

Nguyên nhân gây nên nhiễm khuẩn hậu sản

Tác nhân gây nên nhiễm khuẩn thường là tụ cầu, trực khuẩn, các khuẩn yếm khí... ở môi trường xung quanh, trong không khí, trong nước, bám trên đồ vật hay trong cơ thể người bị viêm họng, mụn, khi gặp điều kiện thuận lợi vi khuẩn sẽ xâm nhập vào mặc dù hiện nay có nhiều phương pháp vô khuẩn và khử trùng giúp giảm đáng kể tỷ lệ sản phụ bị nhiễm trùng hậu sản.

Ngoài còn nhiều yếu tố khác dẫn đến mẹ bị nhiễm khuẩn hậu sản dù là sinh thường hay sinh mổ như người mẹ không biết giữ gìn vệ sinh cơ thể sau khi sinh, bị thiếu máu, sức khỏe yếu, sót nhau... hay dụng cụ đỡ đẻ, quần áo sản phụ hay người hộ sinh không được sát trùng dẫn đến vi khuẩn ngoài không khí xâm nhập vào tổn thương ở vùng âm hộ, âm đạo hay vùng nhau bám ở tử cung. Mức độ nhiễm khuẩn hay di chứng như thế nào còn phụ thuộc vào sức khỏe cửa sản phụ, loại vi khuẩn mắc phải, thời điểm phát hiện nhiễm vi khuẩn, điều kiện chăm sóc và điều trị.

Đẻ thường hay đẻ mổ đều có nguy cơ nhiễm khuẩn hậu sản

Các loại nhiễm khuẩn hậu sản

Loại nhiễm khuẩn hậu sản rất hay gặp ở phụ nữ là viêm vú, nhiễm trùng vú. Biểu hiện của nhiễm khuẩn này là vú sưng lên, thấy đau, kèm sốt cao, đau đầu, đau nhức và có thể bị nôn mửa. Để điều trị nhiễm trùng vú, bác sĩ thườn cho sản phụ dùng thuốc kháng sinh và bệnh sẽ khỏi trong vòng 1 đến 2 ngày.

Nhiễm khuẩn sinh sản thường xảy ra ở bộ phận sinh dục, tử cung... do các vấn đề nảy sinh trong quá trình chuyển dạ, sót nhau, không khử trùng dụng cụ, không đảm bảo vệ sinh vùng kín.

Nhiễm khuẩn tầng sinh môn, âm đạo, âm hộ

Các triệu chứng điển hình của nhiễm khuẩn tầng sinh môn là sản phụ sốt nhẹ khoảng 38 độ, vùng này có biểu hiện viêm tấy, đau, đỏ có trường hợp có mủ, khối máu tụ lại ở âm đạo. Nguyên nhân thường là do vết khâu tầng sinh môn không vô trùng, không khâu hoặc làm sót gạc trong âm đạo, không đảm bảo vệ sinh vùng kín sau khi sinh. Để điều trị bác sĩ sẽ chỉ định dùng thuốc kháng sinh , cắt chỉ toàn bộ nếu vết may tầng sinh môn viêm tấy đỏ, có mủ, kết hợp vệ sinh tại chỗ hàng ngày bằng dung dịch sát khuẩn và gạc vô trùng.

Viêm nội mạc tử cung

Là hình thái nhẹ nhàng của tử cung nhưng nếu không điều trị kịp thời và hữu hiệu sẽ dẫn đến các biến chứng trầm trọng như viêm mạc tử cung, nhiễm khuẩn máu... Viêm nội mạc tử cung thường gây sốt khoảng 3 đến 4 ngày sau sinh, sản dịch ra nhiều, có máu, mủ, đau khi ấn tử cung... sót nhau, nhiễm khuẩn ối... được vô khuẩn không đúng kĩ thuật là nguyên nhân dẫn đến tình trạng này và thường được điều trị bằng thuốc kháng sinh kết hợp với thuốc tăng co tử cung, nạo buồng tử cung...

Viêm tử cung toàn bộ

Là trường hợp không chỉ lớp niêm mạc bị nhiễm trùng mà còn có những ổ mủ trong lớp cơ tử cung, dẫn đến viêm phúc mạc và nhiễm trùng huyết. Sản phụ bị viêm tử cung toàn bộ thường sốt cao, có biểu hiện nhiễm trùng nặng, sản dịch màu nâu đen. Để điều trị bác sĩ sẽ chỉ định điện giải và bù nước, truyền máu và đồng thời cho dùng kháng sinh liều cao, nếu điều trị nội không hữu hiệu sẽ phải làm phẫu thuật cắt bỏ tử cung.

Đẻ thường hay đẻ mổ đều có nguy cơ nhiễm khuẩn hậu sản

Cách phòng ngừa nhiễm hậu sản

Khi mang thai, nhất là vào những ngày gần cuối thai kỳ, mẹ cần giữ gìn vệ sinh vùng kín sạch sẽ, nếu bị nhiễm khuẩn ngoài da như nổi mụn, phát hiện viêm đường tiết niệu... cần phải thăm khám và điều trị tại các cơ sở y tế chuyên môn cao. Nếu bị vỡ ối trước khi chuyển dạ cần đến bệnh viện y tế gần nhất để tránh tình trạng nhiễm khuẩn. Sau sinh cần vệ sinh vùng kín và tầng sinh môn cẩn thận, vận động thường xuyên. Nếu bị sốt sau sinh, sản dịch có mùi hôi... chị em cần đến ngay bệnh viện để được điều trị kịp thời.

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!