Hình ảnh ung thư trong đại tràng của bệnh nhân T.
Giấu gia đình không khám sớm
Mới đây, bệnh nhân N.V.T. nam 65 tuổi, tiền sử nghiện rượu 30 năm. Cách vào viện khoảng 3 tháng bệnh nhân xuất hiện đi ngoài ra máu tuy nhiên giấu gia đình không đi khám. Trước vào viện khoảng 1 ngày bệnh nhân đi ngoài ra máu nhiều, đau bụng vào viện.
Tại bệnh viện đa khoa Đức Giang bệnh nhân được làm các xét nghiệm tổng quát và nội soi đại tràng. Trên nội soi đại tràng phát hiện khối sùi lồi vào lòng đại tràng kích thước khoảng 3 cm. Bác sỹ nội soi tiến hành bấm sinh thiết để làm giải phẫu bệnh.
Sau 4 ngày có kết quả Giải phẫu bệnh: Trên tiêu bản giải phẫu bệnh thấy U. U gồm các tế bào nhân lớn, không đều, chất nhiễm sắc thô, hạt nhân nổi rõ, sắp xếp gợi cấu trúc tuyến. Chẩn đoán: Ung thư biểu mô tuyến (Adenocarcinoma).
Bệnh nhân sau đó được chuyển đến khoa ngoại phẫu thuật cắt đoạn đại tràng. Bệnh phẩm sau mổ làm giải phẫu bệnh để xác định tình trạng xâm lấn mạch máu thần kinh và mức độ xâm lấn ra thành đại tràng. Chẩn đoán giải phẫu bệnh sau mổ là ung thư xâm nhập (T2N0)
Tại bệnh viện đa khoa Đức Giang các bệnh nhân khi nội soi thấy các tổn thương nghi ngờ đều được sinh thiết làm giải phẫu bệnh để xác định bệnh. Xét nghiệm Giải phẫu bệnh giúp phân biệt tổn thương lành tính hay ác tính. Giúp định hướng điều trị hiệu quả. Tại đây, tất cả các bệnh phẩm sau khi lấy ra khỏi cơ thể cũng được làm xét nghiệm giải phẫu bệnh để chẩn đoán chính xác tổn thương sau phẫu thuật.
Ung thư đại tràng là ung thư gây tử vong cao thứ 4 trên thế giới. Nếu được phát hiện ở giai đoạn sớm thì tỷ lệ được chữa khỏi lên tới 90%. Nhiều người đã sống khỏe mạnh hơn 20 năm sau khi phát hiện bệnh. Vậy làm thế nào để nhận biết các triệu chứng và phòng tránh căn bệnh này hiệu quả?
Các triệu chứng
Rối loạn tiêu hóa kéo dài:Bệnh ung thư đại trực tràng có biểu hiện ở mọi bộ phận liên quan đến đường tiêu hóa. Một số dấu hiệu thường gặp như hơi thở hôi, hay ợ hơi, ợ chua, đau tức vùng bụng trước hoặc sau khi ăn. Đau quặn bụng, đau râm ran là biểu hiện của rối loạn tiêu hóa do nhiễm khuẩn. Song một vài trường hợp, nó báo hiệu sự tồn tại của các khối u ở dạ dày - ruột.
Chán ăn, khó tiêu, đầy trướng bụng trên vùng rốn, ăn không ngon là tình trạng thường thấy ở người bệnh ung thư đại tràng. Tình trạng này kéo dài khiến cơ thể mệt mỏi, sút cân.
Người bị ung thư đại trực tràng bị rối loạn tiêu hóa, đi ngoài nhiều lần trong ngày rất giống với triệu chứng bệnh lị. Tuy nhiên, người mắc bệnh lị có thể điều trị bằng cách dùng kháng sinh, còn loại thuốc này không có tác dụng với bệnh nhân ung thư đại trực tràng.
Giảm cân bất thường:Không phải do tập luyện hay ăn kiêng giảm cân mà cơ thể đột ngột sút cân thì bạn cũng không nên coi thường. Rất có thể đó là dấu hiệu của ung thư, nhất là ung thư đại tràng, dạ dày hoặc các bộ phận khác liên quan đến đường tiêu hóa.
Các rối loạn liên quan bài tiết phân:Đại tràng là cơ quan bài tiết phân trong quá trình tiêu hóa, nên ở giai đoạn sớm, người bệnh thường hay bị chứng rối loạn đại tiện, bài tiết phân như đi táo, đi lỏng thất thường, tình trạng này kéo dài.
Ung thư đại trực tràng thường khiến người bệnh đau quặn, mót rặn, khó chịu khi đi ngoài. Khi đi đại tiện, người bệnh thường bị đau quặn, mót rặn, phân nhày mũi máu và phân nát, phân hình lá lúa (do phân phải đi qua khối u), đi xong vẫn muốn rặn tiếp.
Phân mỏng, hẹp so với bình thường: Kích thước của chất thải cũng giúp phát hiện những bất thường trong hệ tiêu hóa. Tình trạng phân mỏng rất có thể do một vật cản giống như một khối u khiến phân bị chặn lại. Nếu phân có kích thước mỏng như một chiếc bút chì hoặc có hình lá lúa do phải đi qua khối u thì cần đề cao cảnh giác.
Xuất hiện máu trong phân: Đại tiện kèm máu đỏ tươi, nhỏ giọt, phủ lên phân. Một số trường hợp, ở giai đoạn cuối bệnh nhân còn thấy hậu môn trực tràng sa xuống, toàn thân gầy đi, số lần đại tiện tăng lên, khi táo bón, khi tiêu chảy.
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!