Tất cả chúng ta đều nghe qua những câu chuyện khôi hài về các em bé và trẻ nhỏ nhét mọi thứ, từ hạt đậu, nút áo hay mẩu ngũ cốc cho tới một con côn trùng vào mũi hoặc tai của chúng. Nhưng trên thực tế, đây là vấn đề nghiêm trọng, là nguyên nhân tiềm ẩn gây ra bệnh viêm nhiễm và tổn thương lâu dài cho trẻ.
Tôi nên làm gì nếu con tôi có dị vật mắc kẹt trong tai hoặc mũi?
Trước hết, hãy bình tĩnh và cố gắng trấn an con bạn rằng không sao cả. Nếu dị vật ở gần và bạn có thể nhìn rõ nó (đồng thời bé chịu ngồi im), bạn có thể dùng nhíp gắp ra.
Nguy hiểm lớn nhất là bạn sẽ đẩy hạt đậu, nút áo hay mẩu ngũ cốc vào sâu hơn trong khi cố gắng dùng tăm bông hay nhíp để gắp ra. Do vậy, hãy để bác sỹ lấy chúng ra. Bác sỹ có những dụng cụ kẹp nhỏ và phương pháp khác hiệu quả hơn.
Nếu dị vật không dễ dàng lấy ra, bạn cần đưa bé tới gặp bác sỹ ngay. Bác sỹ sẽ biết cách can thiệp kịp thời từ sớm, đồng thời một số dị vật có thể trở nên cứng hơn khiến bạn mất nhiều thời gian để lấy chúng. Chẳng hạn, một hạt đậu có thể nở ra và khó lấy hay một pin nút có thể làm tổn thương mô.
Có thể xảy ra việc bé bị dị vật mắc kẹt mà không biết không?
Trẻ nhỏ thích nhét mọi thứ - từ hạt vòng cho tới hạt bỏng ngô vào mũi hay tai, và chúng có thể không hay biết gì.
Dấu hiệu nhận biết: Bạn có thể thấy một bên mũi trẻ chảy nước và hơi thở có mùi khác thường (nếu bé bị cảm lạnh thì cả hai mũi đều chảy nước). Bé có thể khóc vì đau hay cảm thấy khó chịu, hoặc bị chảy máu mũi.
Nếu có dị vật trong tai bé, bé có thể phàn nàn rằng âm thanh trong tai buồn cười. Bé cũng có thể kéo tai hoặc tai chảy nước khiến bé cảm thấy khó chịu.
Bác sỹ lấy dị vật mắc kẹt ra như thế nào?
Có một số kỹ thuật và công cụ bác sỹ có thể sử dụng để lấy dị vật ra. Bác sỹ sẽ kiểm tra tai hoặc mũi của trẻ, rồi quyết định cách xử lý phù hợp nhất. Dưới đây là một số khả năng:
- Bịt một bên mũi không có dị vật và yêu cầu trẻ cố gắng thở ra thật mạnh bằng mũi còn lại. Nếu trẻ không tự làm được, bác sỹ có thể hướng dẫn bạn thổi vào miệng trẻ để dị vật bay ra ngoài trong khi bác sỹ bịt một bên mũi còn lại. (Có hai cách bạn có thể thử tại nhà trước khi đưa bé tới gặp bác sỹ, nếu bạn tự mình xử lý được).
- Sử dụng kìm nhỏ giống như nhíp; một tăm bông nhỏ; hoặc một máy hút để lôi dị vật ra. (Nếu có con côn trùng trong tai, bác sỹ có thể sử dụng dầu khoáng để làm côn trùng chết ngạt trước).
- Xối nước vào tai để dị vật trôi ra.
- Dùng một thanh nam châm để hút dị vật bằng kim loại ra.
Nếu gặp khó khăn thật sự, có thể bạn phải đưa bé tới bác sỹ chuyên khoa tai, mũi và họng.
Sau khi lấy dị vật ra, tai hoặc mũi của trẻ cần được kiểm tra lại để đảm bảo rằng không còn gì bên trong nữa. Bác sỹ có thể kê thuốc nhỏ mũi hay nhỏ tai, hoặc thuốc mỡ kháng sinh để phòng ngừa nhiễm trùng.
Hãy đưa trẻ đến bác sĩ chuyển khoa nếu bạn không thể lấy dị vật ra ngoài
Tôi có thể ngăn chặn điều này không xảy ra như thế nào?
Làm sao để trẻ an toàn dưới nước?
Khi nào nên đưa bé đi khâu vết thương?
Phụ nữ mang thai và tầm quan trọng của axit folic
Thứ tự mọc răng sữa của trẻ sơ sinh
Bệnh tan máu bẩm sinh, cần sự lưu tâm của mỗi cá nhân
Hãy đảm bảo rằng tất cả đồ chơi đều phù hợp với độ tuổi của trẻ và quan sát trẻ nhỏ cẩn thận trong lúc bé vui đùa. Để những đồng xu và các món đồ nhỏ khác tránh xa trẻ. Và tất nhiên, bạn nên dạy bé nhận thức được việc nhét đồ vật vào tai hay mũi là việc xấu.
Trên đây, Lily & WeCaređã chia sẻ cho các bạn cách xử lý khi con bạn có dị vật mắc kẹt trong tai hoặc trong mũi. Mong các mẹ hãy để ý và xử lý kịp thời để đảm bảo sức khỏe cho các con nhé.
Theo BabyCenter
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!