Khi mang thai, bạn sẽ nhận dễ dàng nhận ra sự thay đổi ở bộ ngực. Ngực của bạn không đơn thuần chỉ là để làm cho chiếc áo hở cổ của bạn trở nên quyến rũ hơn hoặc phô ra vùng nhạy cảm trên cơ thể. Khi bạn mang thai, bạn sẽ nhận ra rằng ngực còn có một vai trò khác nữa. Khi đó, ngực sẽ trở về đúng với vai trò của nó. Và ngực sẽ có vẻ bên ngoài, có cảm nhận và chức năng khác hẳn với trước đây.
Trong thời kỳ mang thai
Những dấu hiệu đầu tiên khi bạn mang thai là ngực bạn sẽ lớn hơn và mềm hơn. Những dấu hiệu này thường bắt đầu xuất hiện trong ba tháng đầu của thai kỳ. Trong ba tháng đầu, chất béo tích tụ và kích thước của tuyến sữa tăng lên. Có vẻ điều này sẽ giúp bộ ngực của bạn đầy đặn hơn, tuy nhiên đôi khi lại không phải là như vậy. Có điều chắc chắn là tại thời điểm này ngực của bạn sẽ lớn hơn. Tuy nhiên, có thể bạn sẽ không cảm thấy thích thú với điều này, vì khi đó ngực bạn sẽ rất đau.
Có thể, bạn sẽ thấy đẹp hơn về mặt thẩm mỹ, nhưng bạn sẽ phải chịu sự đau đớn do sự thay đổi này. Lưu lượng máu tăng là nguyên nhân khiến ngực trở nên mềm hơn. Triệu chứng này thường xuất hiện trong tam cá nguyệt đầu tiên.
Cuối thai kỳ, ngực bạn sẽ có hiện tượng tiết sữa. Đúng vậy, vì dù em bé chưa chào đời nhưng bạn vẫn thấy hiện tượng tiết sữa ở ba tháng cuối của thai kỳ. Vào lúc này, ngực bạn đã sẵn sàng tiết sữa và cung cấp đủ lượng sữa cho bé. Đây chính là nguyên nhân dẫn đến hiện tượng tiết sữa ở giai đoạn này.
Sau khi sinh
Trong thời gian chuẩn bị, ngực của bạn vẫn chưa sẵn sàng để cho bé bú ngay sau khi bạn sinh. Đầu tiên, ngực sẽ tiết ra sữa non. Tiếp đến sẽ là tiết sữa chuyển tiếp trong vòng ba đến năm ngày, sữa này rất giàu protein. Trong thời gian này, ngực bạn sẽ rất căng tức và đau. Hiện tượng này là do chất lỏng bạch huyết và lượng máu dư thừa trong mô vú hỗ trợ cho việc tiết ra sữa. Khoảng mười ngày sau khi sinh, sữa thuần thục sẽ về và bạn có thể sử dụng nguồn sữa này cho bé bú.
Tại thời điểm này, ngực bạn sẽ tiết sữa thường xuyên hơn, và bạn cần phải học cách quen với việc bộ ngực sẽ tiết sữa mỗi ngày. Bạn sẽ sử dụng lượng sữa này thường xuyên. Hàng ngày, bạn thường phải ăn từ 8-12 bữa. Có vẻ như bạn ăn quá nhiều, nhưng em bé của bạn đã lớn hơn và cần nhiều sữa để nuôi dưỡng cơ thể. Bạn hãy cho bé bú một bên cho đến khi hết sữa hãy chuyển sang bên còn lại. Nếu bạn không cho bé bú theo cách này, có thể sữa sẽ không về đều để cho bé bú, hoặc nếu bạn không cho bé bú hết sữa ở một bên ngực thì có thể sẽ dẫn đến tình trạng bị tắc tia sữa.
(Nguồn: www.positivemed.com)
Đau bụng kinh và những điều cần biết
Quần chíp giấy dùng một lần, lợi bất cập hại
Rối loạn kinh nguyệt - Nỗi lo của chị em ngày “đèn đỏ”
Lưu ý 9 tác dụng phụ của thuốc tránh thai hàng ngày
3 dấu hiệu hội chứng buồng trứng đa nang bạn cần biết
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!