Đừng để mất Tết vì trẻ hóc dị vật

Sống khỏe mạnh - 11/28/2024

Vào dịp Tết, ngoài bánh, kẹo, mứt thì những loại hạt như hạt bí, hạt hướng dương, hạt dẻ cười… không thể thiếu. Tuy nhiên, nếu ăn không đúng cách các loại hạt ngày Tết cũng tiềm ẩn nhiều mối nguy cho sức khỏe đặc biệt là trẻ nhỏ.

Theo các chuyên gia y tế, trẻ nhỏ từ 6 tháng đến 4-5 tuổi rất dễ bị hóc dị vật, đặc biệt dịp Tết các gia đình thường sử dụng các loại hạt khi có khách tới chơi.

Bác sỹ Nguyễn Tiến Dũng, nguyên Trưởng khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai cho biết, đối với trẻ bị hóc dị vật thì khâu cấp cứu tại chỗ rất quan trọng cần được làm ngay sau đó mới đưa đi bệnh viện. Người nhà cần tránh trường hợp khi thấy bé bị hóc, mặt tím tái không tiến hành sơ cứu ngay mà tức tốc bế đi bệnh viện thì nguy cơ tử vong của trẻ rất lớn.

Với trẻ sơ sinh, các bậc phụ huynh cần đặt trẻ nằm sấp, đầu thấp trên cánh tay người làm thủ thuật, bàn tay giữ cằm để đầu của trẻ ngửa. Dùng gót bàn tay kia vỗ 5 cái thật mạnh vào lưng trẻ ở khoảng giữa hai bả vai. Nếu dị vật vẫn không bật ra ngoài được thì người sơ cứu tiếp tục làm thủ thuật ấn ngực.

Đừng để mất Tết vì trẻ hóc dị vật

Đối với trẻ bị hóc dị vật thì khâu cấp cứu tại chỗ rất quan trọng cần được làm ngay sau đó mới đưa đi bệnh viện.

Thủ thuật ấn ngực: Lật ngửa trẻ để trẻ đầu thấp và nằm trên đùi người làm thủ thuật, người sơ cứu dùng hai ngón tay ấn mạnh ở vùng 1/2 dưới xương ức 5 cái cho đến khi di vật được đẩy ra ngoài.

Đối với trẻ khoảng 14-15 tuổi, khi bị hóc dị vật là các loại hạt, phụ huynh nên bế, ôm trẻ vào người, lấy hai bàn tay quấn quanh bụng và ấn tay, sốc phần bụng lên 5 cái để cho trẻ ho bật. Cha mẹ khi nhìn thấy trẻ ho, bật dị vật ra và thở được thì đưa trẻ tới cơ sở y tế gần nhất.

'Các bậc phụ huynh không nên cho tay vào miệng trẻ để móc dị vật bởi khi làm thế dị vật càng sâu, gây phù nề. Chính vì thế, phụ huynh nên động viên trẻ nhè ra (nếu trẻ biết nhận thức). Nếu trẻ không còn phản xạ để nhè dị vật ra, bố mẹ có thể bế trẻ thốc trẻ lên để đầu hướng xuống đất, vỗ đứa trẻ để dị vật rơi ra rồi mới đưa đi cấp cứu. Bên cạnh đó các bậc phụ huynh tuyệt đối không vuốt xuôi bởi điều này vô tình khiến dị vật chui sâu vào phổi khiến tình trạng trở nên nguy hiểm hơn', nguyên Trưởng khoa Nhi nói.

Ngoài nguy cơ hóc các dị vật dịp Tết, bác sỹ Dũng cũng lưu ý các bậc phụ huynh chăm sóc khi trẻ bị sốt cao co giật dịp Tết. Trước đây nhiều người cho rằng khi trẻ bị giật thì răng dễ cán vào luõi, gây chảy máu, nguy hiểm nên cần đặt vật cứng ngang miệng trẻ. Tuy nhiên qua theo dõi cấp cứu nhi khoa,  bác sỹ Dũng cho rằng  không nên làm thế. Sau khi hết cơn co giật đó thì hãy cho trẻ uống liều thuốc hạ sốt, cho khăn tay mòng vào giữa hai hàm răng của trẻ để tránh cơn co giật sau rồi đưa trẻ đến bệnh viện. Tuyệt đối không cho trẻ uống khi đang co giật vì có thể gây sặc cho trẻ.

Đối với trương hợp trẻ uống thuốc hạ sốt mà không giảm nhiệt độ có thể trẻ bị bệnh khác, do đó cần đưa trẻ đến bệnh viện ngay để được thăm khám, tìm bệnh. Bên cạnh đó, cho trẻ uống hạ sốt cần tránh bọc trẻ quá kín, nên để trẻ mặc đồ thông thoáng. 'Khi trẻ sốt, cho trẻ uống thuốc hạ sốt paracetamol từ 10- 15mg/kg cân nặng, 4- 6 tiếng một lần. Tuyệt đối không lạm dụng thuốc hạ sốt vì rất có hại cho gan của trẻ”, bác sỹ Dũng khuyến cáo.

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!