Đường huyết khi mang thai và nguy cơ khuyết tật tim của trẻ

Kiến Thức Y Học - 01/19/2025

Các sự gia tăng mức đường huyết của một phụ nữ trong thời kì đầu mang thai có thể ảnh hưởng tới nguy cơ dị tật tim bẩm sinh của đứa bé, một nghiên cứu mới đây cho biết.

Các sự gia tăng mức đường huyết của một phụ nữ trong thời kì đầu mang thai có thể ảnh hưởng tới nguy cơ dị tật tim bẩm sinh của đứa bé, một nghiên cứu mới đây cho biết.

Các nhà nghiên cứu dẫn đầu bởi Tiến sĩ Emmi Helle của Đại học Stanford ,California đã đo mức đường huyết của hơn 19,000 phụ nữ mang thai trong suốt 3 tháng đầu.

Nghiên cứu đã tìm ra, đối với mỗi 10 miligam/dexili t(mg/dL) tăng lên trong đường huyết, nguy cơ đẫn đến tỉ lệ khuyết tật tim bẩm sinh ở trẻ tăng lên 8%.

Nghiên cứu này không thể chứng minh nguyên nhân và kết quả. Nhưng đội nghiên cứu nói rằng đó là nghiên cứu đầu tiên chỉ ra mối liên hệ giữa mức độ đường huyết của người mẹ trong thời kì đầu thai kỳ và nguy cơ dị tật tim ở đứa bé.

Đường huyết khi mang thai và nguy cơ khuyết tật tim của trẻ

Mối liên hệ giữa lượng đường huyết tăng lên trong đầu thai kỳ và nguy cơ khuyết tật tim cao hơn so với khả năng tiên đoán của những gì được gọi là” xét nghiệm dung nạp glucose qua đường uống” đội của Helle nói. Cuộc xét nghiệm thường được tiến hành trong khoảng giữa 24 và 28 tuần mang thai, thời gian lâu sau ba tháng đầu tiên.

Tiến sĩ Barry Goldberg, người đã duyệt lại nghiên cứu cho biết, trong khi cần có nhiều nghiên cứu hơn, những phát hiện mới “ có thể có ảnh hưởng sâu sắc về việc phụ nữ mang thai được kiểm tra và điều trị bệnh tiểu đường khi mang thai như thế nào.” Ông là trưởng khoa tim mạch nhi tại Bệnh viện Southside Northwell Health's ở Bay Shore, New York.

Ông giải thích” Bệnh tim bẩm sinh xảy ra khi tim không phát triển bình thường trong cuộc sống của thai nhi.” " Đây là dị tật bẩm sinh phổ biến nhất ảnh hưởng tới xấp xỉ 8 trên 1000 ca sinh, hoặc khoảng 1%.”

Goldberg nói rằng xét nghiệm dung nạp glucose qua đường uống là phương tiện tiêu chuẩn báo động các bác sĩ về khả năng mắc bệnh tiểu đường thai kỳ-- tiểu đường tăng lên trong suốt quá trình mang thai.

“Nếu cô ấy được cho là mắc bệnh tiểu đường thai kì, cô ấy có thể được điều trị bằng chế độ ăn uống, thuốc men và trong một số trường hợp, insulin,” Goldberg đã giải thích. Ông ấy bổ sung thêm “ Tuy nhiên, mặc dù kiểm soát’ tốt ‘ mức đường huyết của phụ nữ , rủi ro cho tim của thai nhi vẫn tăng.”

Đường huyết khi mang thai và nguy cơ khuyết tật tim của trẻ

Nghiên cứu chỉ ra rằng “mức đường huyết của một người phụ nữ mang thai cần phải được theo dõi và điều trị sớm trong thai kỳ,” theo như Goldberg. Ông nói “ Sự quản lí sớm và tích cực đường huyết có thể dẫn tới sự giảm đáng kể trong tỷ lệ mắc bệnh tim bẩm sinh và bảo vệ được sự sống của vô số trẻ sơ sinh.”

Tiến sĩ Mitchell Kramer là chủ tịch Sản khoa và Phụ khoa tại bệnh viện Huntington tại Huntington, New York. Ông đồng ý rằng” Bệnh tiểu đường của mẹ trong thời kì đầu mang thai được xác định là nguy cơ đáng kể cho sự phát triển bệnh tim bẩm sinh ở con.”

Nghiên cứu mới giúp “xác nhận” sự liên hệ đó, Kramer nói.” Mặc dù cần nhiều nghiên cứu hơn nhưng nghiên cứu này rõ ràng kêu gọi kiểm soát lượng đường trong máu cẩn thận trước khi mang thai và trong thời kỳ đầu mang thai để giảm khả năng phát triển của bệnh tim bẩm sinh ở trẻ sơ sinh,” ông nói.

Nghiên cứu đã được trình bày vào Thứ hai tại cuộc họp thường niên của Hiệp hội Tim mạch Hoa Kì , ở New Orleans. Nghiên cứu được trình bày tại cuộc họp y tế thường được xem là sơ bộ cho đến khi được công bố trên một bài báo khoa học có qua hệ thống bình duyệt.

Theo WebMD

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!