Tiền sản giật khi mang thai là vấn đề khiến rất nhiều mẹ bầu lo lắng, khi đã phải đối mặt với tình trạng này các chị em thường không biết giải quyết ra sao vào lần mang thai kế tiếp. Đó là những thắc mắc xoay quanh về việc điều trị tiền sử tiền sản giật khi mang thai của nhiều chị em đã gửi đến trong Chuyên mục Hỏi đáp bác sĩ của Lily & WeCare.vn trong thời gian vừa qua.
Cách hạn chế nguy cơ tiền sản giật
Theo đọc giả thanh lan có thắc mắc như sau: Tôi từng bị tiền sản giật ở lần có bầu đầu ở tháng thứ bảy và đã không giữ được con. Bác sĩ cho tôi hỏi lần có bầu sau tôi có thể dùng thuốc gì để hạn chế nguy cơ bị tiền sản giật không?
Trao đổi về tình trạng này, Bác sĩ Vũ Thị Lừu - Phó Trưởng khoa Nội tiêu hóa - Bệnh viện E cho biết: Tiền sản giật (còn gọi là nhiễm độc thai nghén) là một rối loạn nghiêm trọng thường phát triển sau tuần 20 của thai kỳ, triệu chứng là huyết áp cao và mức độ protein trong nước tiểu tăng (tiền sản giật cũng có thể gây co các mạch máu, dẫn tới huyết áp cao). Về lí do sinh ra bệnh này đến nay người ta vẫn còn chưa rõ. Do đó người ta vẫn thường gọi tiền sản giật - sản giật là bệnh của lý thuyết. Một số yếu tố sau đây có thể góp phần trong sự xuất hiện tiền sản giật - sản giật:
- Hiện tượng miễn dịch - di truyền.
- Các yếu tố thuộc chế độ ăn.
- Các triệu chứng nhiễm độc.
- Phản ứng trẻ sơ sinh.
- Phản xạ do căng tử cung.
- Thiếu máu cục bộ tử cung - rau.
- Mất cân bằng giữa Prostacyclin và Thromboxan: Prostacyclin (PGI2) có tác dụng tại chỗ là chất dãn mạch, ngăn kết tiểu cầu và ngăn chận cơn co tử cung. Còn Thromboxan (TXA2) là chất co mạch, kích thích sự kết dính tiểu cầu và sự co tử cung.
Một số yếu tố thuận lợi có thể làm phát sinh bệnh như:
- Con so lớn tuổi (trên 35 tuổi).
- Mùa: Bệnh có thể xãy ra quanh năm, nhưng hay gặp là mùa lạnh ẩm tăng gấp đôi (đông, xuân, hoặc thời tiết đang nóng chuyển qua mưa).
- Đa thai, đa ối.
- Chửa trứng, thường triệu chứng nhiễm độc sớm.
- Thai nghén kèm đái đường, các bệnh thận mãn tính, cao huyết áp mãn tính.
Một chế độ dinh dưỡng hợp lý cũng góp phần phòng tránh tiền sản giật hiệu quả
Vì lí do chưa rõ nên dự phòng bệnh lý này rất khó. Bạn chỉ có thể tránh các yếu tố nguy cơ phát sinh bệnh như kể trên (giữ huyết áp bình thường, phòng chống đái đường...) kết hợp với quản lý thai nghén tốt, phát hiện và điều trị tích cực các tình huống tiền sản giật là cách tốt nhất để ngăn chặn bệnh tiến triển thành sản giật, hạn chế tai biến nặng cho cả mẹ và thai nhi.
Bên cạnh đó, khi bạn có thai một chế độ dinh dưỡng cân bằng giữ vai trò quan trọng trong việc phòng ngừa bệnh:
- Nên ăn khoảng 80 - 100 g protein mỗi ngày. Nguồn thực phẩm giàu protein là đậu đỗ, sữa, các sản phẩm từ sữa như phô mai, bơ; trứng, thịt, lúa mì...
- Theo tính toán của các nhà khoa học, tỷ lệ magnesium hợp lý cho thai phụ là khoảng 6 mg magnesium cho 1 kg trọng lượng cơ thể. Magnesium có nhiều trong các loại rau xanh, chứa nhiều chất diệp lục. Ngoài ra, trong lúa mì, các loại quảcứng, các loại đậu (đỗ), thịt, hải sản... cũng dồi dào magnesium; các sản phẩm từ sữa bò, sô cô la cũng chứa một lượng magnesium vừa phải. Khi theo thức ăn vào cơ thể, thường chỉ khoảng 30 - 40% lượng magnesium được hấp thu và vitamin D3 là chất có tác dụng giúp cơ thể hấp thu magnesium tốt hơn.
- Tăng cường thực phẩm giàu calci gồm: thịt bò (nhưng bạn nên ăn điều độ để tránh thừa cholesterol); súp lơ xanh; sữa (nên uống khoảng 1 - 2 ly/ngày) và sữa chua; nước cam (nên uống hàng ngày vì nước cam còn chứa nhiều vitamin C); tôm, cua (hàm lượng calci rất cao); rau xanh (còn chứa nhiều chất xơ); ngũ cốc như: cơm, bánh mì, bột mì, mì Ý); trứng (nhiều protein); cá hồi, cá thu (vì có lượng thủy ngân cao chỉ nên ăn một bữa/tuần)...
Lưu ý cho người có tiền sử tiền sản giật
Hiện nay có rất nhiều chị em đã từng trải qua hội chứng tiền sản giật - sản giật khi mang thai, chính vì vậy họ vô cùng lo sợ cho những lần mang thai kế tiếp. Hiểu được tâm trạng này, Bác sĩ Đinh Văn Tài - Bác sĩ tại Bộ Y tế có chia sẻ trên Chuyên mục Hỏi đáp bác sĩ của Lily & WeCare.vn như sau:
Tiền sản giật là tình trạng nặng khi mang thai, với diễn biến nặng như hôn mê, đột quỵ, phù phổi cấp, nếu không điều trị kịp thời có thể dẫn tới tử vong mẹ và con. Tiền sản giật có thể tác động đến 5-7% thai phụ, phần lớn là những phụ nữ mang thai lần đầu tiên. Để phòng ngừa tiền sản giật cần phải phòng ngừa các yếu tố nguy cơ gây tiền sản giật. Mặc dù chưa xác định được chính xác lí do gây tiền sản giật, nhưng một số yếu tố được ghi nhận có thể làm tăng nguy cơ như: có thai lần đầu tiên dưới 20 tuổi hoặc trên 40 tuổi, đa thai, dinh dưỡng kém, làm việc nặng nhọc, căng thẳng, có bệnh lý (đái tháo đường, cao huyết áp, bệnh thận, bệnh tuyến giáp,...), tiền sử thai lưu, sẩy thai...
Tình huống đã có tiền sử sản giật, nên khi có thai lần tiếp theo, cần theo dõi khám thai chặt chẽ, thường xuyên. Đồng thời cần lưu ý điều trị hoặc kiểm soát bệnh lý nếu có. Bên cạnh đó nên đảm bảo chế độ dinh dưỡng đầy đủ, bổ sung Vitamin và khoáng chất để phòng tránh các rối loạn, bệnh lý. Không nên ăn mặn, tăng cường chế độ ăn nhiều rau xanh, chất xơ, nước trái cây...
Khi mang thai mẹ bầu cần thăm khám sức khỏe thường xuyên
Làm sao để không bị tiền sản giật cho lần mang thai sau?
Cũng liên quan đến vấn đề điều trị cho những trường hợp có tiền sử tiền sản giật, một bạn đọc giả xin được phép giấu tên chia sẻ: Em năm nay 34 tuổi, sinh em bé nay được 39 tháng. Lúc có thai lần đầu tiên em đã bị tiền sản giật. Ở tuần thứ 33 bắt đầu có dấu hiệu phù, huyết áp cao, protein trong nước tiểu trên 30%. Sau đó bác sĩ chẩn đoán là bị tiền sản giật do nhiễm độc thai nghén, phù, huyết áp cao 140/90 (mmHg). Em đã tiến hành điều trị ở tuần thứ 35-36, vừa hết tuần 36 là sinh em bé chỉ có 1,8kg. Sau khi sinh xong em lại tiếp tục điều trị 2 tuần. Theo chỉ định của bác sĩ, em đã ăn nhạt trong vòng 2 tháng kế tiếp để huyết áp trở lại bình thường cho đến nay. Hiện nay em đang bị lạc nội mạc tử cung tầng sinh môn nhưng bác sĩ bảo là tử cung bình thường, có thể có thai lại. Em rất lo, không biết có thai lần sau có an toàn không? Khả năng bị tiền sản giật lại là bao nhiêu phần trăm và bệnh lạc nội mạc tử cung có tác động gì đến sức khỏe sau này không? Xin bác sĩ cho em lời khuyên.
Thay mặt cho các bác sĩ trên chuyên mục Hỏi đáp bác sĩ của Lily & WeCare.vn, Bác sĩ Lê Huy Tuấn - Trung tâm chăm sóc sức khỏe Sinh sản Hà Nội đưa ra lời khuyên: Vào thời điểm này không thể nói trước được lần mang thai tiếp bạn có vấn đề gì không. Bạn hãy đợi đến khi chuẩn bị mang thai thì đi khám sức khỏe toàn thân nhé, khám chuyên khoa Sản kiểm tra tử cung phần phụ xem thế nào. Khi đó nếu có gì bất thường thì sẽ điều trị sớm.
Bạn cũng cần xem lại chẩn đoán lạc nội mạc tử cung ở tầng sinh môn. Bệnh nay mới bị hay bị từ trước? Lạc nội mạc tử cung là niêm mạc tử cung không những ở trong buồng tử cung mà còn ở vị trí khác nữa, do vậy khi hành kinh tại chỗ lạc đó niêm mạc bong và gây chảy máu. Do vậy nếu ở nội mạc tử cung ở tầng sinh môn thì khi hành kinh sẽ bị chảy máu tạo nơi đó và như vậy bạn cần điều trị vấn đề này.
Việc quan tâm đến sức khỏe thai kỳ sẽ giúp bà bầu luôn khỏe mạnh trong suốt thai kỳ
Liệu stress có làm giảm khả năng mang thai?
Những thực phẩm có lợi và giúp tăng khả năng mang thai
Phụ nữ mang thai và tầm quan trọng của axit folic
Dược thiện bổ huyết ích khí từ 7 món gà ác hầm
Tư thế nằm của mẹ bầu ảnh hưởng lớn đến thai nhi
Bên trên là một số câu hỏi liên quan đến vấn đề điều trị cho những người có tiền sử tiền sản giật khi mang thai, mà Lily & WeCare vừa tổng hợp. Hi vọng với những chia sẻ này, sẽ giúp cho những chị em đang gặp phải các tình trạng liên quan có cái nhìn tích cực hơn trong lần mang thai kế tiếp. Chỉ cần các thai phụ quan tâm nhiều đến sức khỏe thai kỳ, thăm khám thường xuyên cũng như tuân thủ đúng chỉ dẫn của bác sĩ thì chắc chắn cả mẹ và con sẽ đảm bảo được sức khỏe trong suốt thai kỳ. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến tiền sản giật, quý bạn đọc có thể gửi câu hỏi trực tiếp đến Chuyên mục Hỏi đáp bác sĩ của Lily & WeCare.vn để nhận được sự tư vấn từ các bác sĩ có trình độ chuyên môn cao khắp cả nước.
>>> Xem thêm: Cách điều trị tiền sản giật khi mang thai mẹ bầu nên lưu tâm?
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!