Hạ thân nhiệt ở trẻ sơ sinh phải làm gì? 2

Chăm Sóc Bé - 01/16/2025

Hạ thân nhiệt ở trẻ sơ sinh là vấn đề xảy ra khá phổ biến, đây là tình trạng da của bé bị xanh tím, cơ thể rét run và huyết áp bị hạ... Lúc này bé có thể kèm theo triệu chứng cứng bì, mắt mở lờ đờ, tim đập nhanh hơn. Vậy nguyên nhân gây ra hiện tượng này là gì và khắc phục như thế nào? Hãy cùng Lily & WeCare tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

Hạ thân nhiệt ở trẻ sơ sinh là vấn đề xảy ra khá phổ biến, đây là tình trạng da của bé bị xanh tím, cơ thể rét run và huyết áp bị hạ... Lúc này bé có thể kèm theo triệu chứng cứng bì, mắt mở lờ đờ, tim đập nhanh hơn. Vậy nguyên nhân gây ra hiện tượng này là gì và khắc phục như thế nào? Hãy cùng Lily & WeCare tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

Nguyên nhân gây hạ thân nhiệt ở trẻ sơ sinh

Nguyên nhân gây ra hạ thân nhiệt ở trẻ sơ sinh có thể là do cơ thể bé phải chịu tác động lớn của nhiệt độ biến đổi thấp, hoặc là độ ẩm trong không khí cao... Ngoài ra còn có một số yếu tố như:

  • Bé ở phòng không đủ ấm
  • Bé bị ướt hoặc không mặc quần áo trong thời gian dài
  • Sau khi tắm thì không lau khô người cho bé, và không cho bé mặc quần áo
  • Sau khi sinh bé bị bú quá chậm
  • Trẻ bú ít sữa mẹ dẫn tới việc sản xuất nhiệt cho cơ thể bị hạn chế, điều đó dẫn tới thân nhiệt của bé bị hạ.

Khi mắc phải tình trạng này triệu chứng nguy kịch nhất của bé thường xảy ra là da dẻ bị tái nhợt, các đầu chi bị tím tái và nặng hơn sẽ bị rối loạn về ý thức. Nếu như lúc này nhiệt độ của bé ở dưới 28 độ thì có thể bé sẽ rơi vào trạng thái hôn mê sâu, đồng tử mắt giãn ra, mất đi phản xạ ánh sáng.

Hạ thân nhiệt ở trẻ sơ sinh phải làm gì?
                    
                    
                        
                        2

Khi mé để bé bị lạnh cũng sẽ dẫn đến tình trạng hạ thân nhiệt

Mức độ hạ thân nhiệt ở trẻ sơ sinh

Có 3 mức độ hạ thân nhiệt ở trẻ sơ sinh:

  • Mức độ nhẹ: nhiệt độ cơ thể của bé giao động từ 36 tới 36.5 độ
  • Mức độ trung bình: nhiệt độ cơ thể của bé từ 32 tới 35 độ
  • Mức nguy hiểm: nhiệt độ cơ thể của bé dưới 32 độ

Nếu như bé bị hạ thân nhiệt quá nặng sẽ khiến cho cứng bì vùng lưng chi và mắt trông lừ đừ hơn, nếu như không phát hiện kịp thời sẽ dẫn tới hiện tượng tử vong.

Hiện tượng hạ thân nhiệt sẽ ảnh hưởng tới sự phát triển cơ thể của bé, làm cho hệ miễn dịch bị yếu đi do đó dễ bị nhiễm trùng. Thông thường thì những trẻ sinh thiếu tháng sẽ có nguy cơ mắc phải hiện tượng này cao hơn, và nó còn tùy thuộc vào khả năng tiêu thụ oxygen trong cơ thể của bé.


Hạ thân nhiệt ở trẻ sơ sinh có nguy hiểm không?

Cũng giống như những trường hợp trẻ sơ sinh có thân nhiệt cao khi bị nóng sốt, các bậc phụ huynh cũng nên chú ý đối với trường hợp trẻ bị hạ thân nhiệt.

Đã có những trường hợp khá hi hữu, khi trẻ đang bị nóng sốt ở nhiệt độ cao sau đó bỗng nhiện cơ thể mát trở lại. Có nhiều bố mẹ nghĩ hiện tượng này cho thấy trẻ đã không còn bị sốt, nên không quan tâm đến sự thay đổi bất thường này. Tuy nhiên đây là suy nghĩ hết sức sai lầm, vì có thể con của bạn đang có dấu hiệu nguy hiểm khi sờ vào tay chân có cảm giác hơi mát hoặc lạnh tùy theo mức độ.

Và nếu như hiện tượng hạ thân nhiệt này ở trẻ sơ sinh vẫn tiếp diễn mà không được xử lý kịp thời sẽ làm ảnh hưởng đến hệ hô hấp, tuần hoàn máu và thậm chí gây nguy hiểm đến tính mạng của trẻ.

Hạ thân nhiệt ở trẻ sơ sinh phải làm gì?
                    
                    
                        
                        2

Hạ thân nhiệt kéo dài khiến trẻ nguy hiểm đến tính mạng

Vậy trẻ sơ sinh bị hạ thân nhiệt phải làm sao?

Khi trẻ bị hạ thân nhiệt thì bố mẹ cần phải lưu ý những điều sau:

  • Nhịp tim đập của bé: vì lúc này bé có thể bị rối loạn nhịp tim dẫn tới tình trạng khó thở, thở nông
  • Đo huyết áp cho bé: vì bé có thể bị hạ huyết áp
  • Cơ thể của bé có thể bị hạ đường huyết
  • Nếu bé bị suy hô hấp thì bệnh sẽ diễn biến xấu hơn

Hạ thân nhiệt ở trẻ sơ sinh là một hiện tượng rất nguy hiểm, chính vì thế nếu như gặp phải hiện tượng này thì cần phải tiến hành sơ cứu ngay tại nhà. Phương pháp duy nhất để giúp bé ổn định thân nhiệt chính là làm ấm cơ thể của bé, và lúc này cần phải đảm bảo nhịp thở của bé. Sau đó điều chỉnh lại nhiệt độ trong phòng của bé để đảm bảo lấy lại thân nhiệt cho bé chính xác.

Khi bé bị hạ thân nhiệt thì cần quấn tã và mặc quần áo vào cho bé để giữ thân nhiệt. Nên đắp chăn để giữ ấm cho bé, và nếu cần thiết thì nên cho bé bú sữa của mẹ. Sau khi giữ được hơi ấm cho bé thì nhanh chóng đưa bé đến cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám và điều trị.

>>> Xem thêm: Trẻ bị hạ thân nhiệt sau sốt, phải làm sao để khắc phục?

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!